| Hotline: 0983.970.780

Còn nhiều bất cập trong chương trình tái canh cà phê

Thứ Sáu 24/10/2014 , 08:47 (GMT+7)

Ngày 23/10, tại UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị Ban Chỉ đạo tái canh cà phê mở rộng dưới sự chủ trì của PGS.TS Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT.

Lần hội thảo thứ 3 của Ban Chỉ đạo này có sự tham gia của các sở, ban, ngành chức năng khu vực Tây Nguyên, viện khoa học và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cà phê.

19-32-15_nh-2
Tại buổi hội thảo chiều 23/10, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh có nhiều ý kiến chỉ đạo nhằm tăng hiệu quả chương trình tái canh cà phê

CHƯA HIỆU QUẢ

Có thể nói, trong số 5 tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng gặt hái nhiều thành công nhất trong việc tái canh, trồng ghép cây cà phê và năng suất khá đồng đều. Tại các vườn cà phê ghép và được chăm sóc tốt, năng suất đạt từ 7-8 tấn/ha, cá biệt có vườn đạt đến 10 tấn/ha.

Tuy nhiên, ông Lê Quang Linh, ở thôn Tiền Yên, xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm, một trong số những nông dân làm cà phê giỏi nhất trong xã lại nêu kinh nghiệm: “Tôi chỉ khống chế năng suất bình quân 7 tấn/ha thôi. Muốn lên 9-10 tấn cũng được nhưng làm thế vòng đời cây sẽ ngắn”.

Tại hội thảo, hàng loạt vấn đề quanh cây cà phê được mang ra mổ xẻ như chọn giống, kỹ thuật tái canh, làm đất, chăm sóc, vay vốn chương trình khó khăn, đặc biệt, các vấn đề liên quan đến bệnh cây và giải pháp xử lý.

Theo TS Nguyễn Ngọc Sơn, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, trong tái canh thì nhu cầu về đất trồng cà phê là vấn đề rất khó khăn. Các điều tra về sâu bệnh hại cà phê cho thấy nấm rễ, bệnh tuyến trùng ở vùng rễ là một trong các nguyên nhân gây hại lớn cho cà phê ở Tây Nguyên.

Do đó, việc nghiên cứu các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cà phê sau tái canh và tìm giải pháp khắc phục là một việc hết sức cần thiết nhằm đảm bảo SX cà phê bền vững tại Tây Nguyên. Hiện nay, có 2 loài tuyến trùng gây hại cây cà phê, đều là loài đa thực, sống trên rất nhiều loại cây, nên không thể loại chúng trên cây cà phê. Và kỹ thuật xử lý đất là khâu quan trọng nhất nhằm hạn chế tối đa tuyến trùng.

Bên cạnh đó, phân bón hữu cơ, phân chuồng cũng là nguồn phát sinh tuyến trùng. Cần có kỹ thuật xử lý trước khi bón cho cây. Ngoài ra, cần phơi nắng đất khoảng 3 tháng trước khi trồng, nhưng đây là vấn đề khó, vì nông dân ít ai chịu để đất không trong thời gian lâu như thế.

Trong buổi hội thảo, một số ý kiến cho rằng việc tái canh chủ yếu do tuổi cây. Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lại cho rằng, chưa hẳn như thế, việc tái canh, trồng ghép phụ thuộc nhiều nguyên nhân khác, như sức khỏe bộ rễ, giống, thổ nhưỡng…

19-32-15_nh-1
Vườn cà phê tái canh, trồng ghép của ông Lê Quang Linh cho năng suất bình quân 7 tấn/ha từ nhiều năm nay

PHẢI QUYẾT LIỆT HƠN

“Với mục tiêu góp phần tái cơ cấu ngành cà phê Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập cho người trồng cà phê, ngày 21/10 vừa qua, Bộ NN-PTNT đã ban hành quyết định “Phê duyệt đề án tái canh cà phê các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020”. 
Với mục tiêu cụ thể là trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 120 ngàn ha cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích tái canh, ghép cải tạo lớn nhất, với 45.600 ha. Tiếp theo là Đăk Lăk 29.600 ha, Đăk Nông 24,.00 ha, Gia Lai 17.800 ha. Kon Tum có diện tích cà phê tái canh, trồng ghép nhỏ nhất với 2.500 ha”.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, việc tái canh cây cà phê hiện nay còn nhiều bất cập.

Về mặt khoa học kỹ thuật, mặc dù Bộ đã chỉ đạo từ lâu, nhưng bây giờ chúng ta mới làm và còn lúng túng. Về giải pháp áp dụng cho từng đối tượng cụ thể chưa được xác lập, quy trình còn chung chung, chưa phù hợp.

Theo tôi, vấn đề giống là rất quan trọng. Có điều khi cây chết là do bầu đất, to quá, nhỏ quá hay ướt quá chẳng hạn. Đó là những vấn đề liên quan đến kỹ thuật mà chúng ta phải nắm chắc.

Trồng lúa, nếu gặp giống không tốt thì cũng ngay vụ sau có thể tìm giống khác thay thế, và chỉ mất một vụ, còn cà phê là cây dài ngày, nếu giống không tốt, hoặc trồng 3 năm sau mới biết giống không tốt, hoặc cây chết, thì thiệt hại rất lớn.

Để thực hiện tốt đề an tái canh cà phê, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận lãnh đạo Cục Trồng trọt, phải kết nối chặt chẽ với các địa phương trong vấn đề giống cây.

“Hãy đi từ mô hình của nông dân, tìm biện pháp khắc phục cụ thể. Chứ chúng ta ngồi nhiều quá, cứ phân tích, tính toán hàm số, đồ thị ngược xuôi để tìm nguyên nhân. Rồi tranh luận với nhau, nhiều khi nhà khoa học còn thấy khó hiểu thì ai hiểu? Cây chết vì tuyến trùng thì đúng rồi, không cần phải rạch ròi con này con kia mỗi con bao nhiêu phần trăm làm gì. Giờ cần đưa ra giải pháp cụ thể như: kỹ thuật làm đất, phân bón.

Chúng ta có tiền mà không có cách làm đúng, không có qui trình, không kết nối với các địa phương, người nông dân thì chỉ tốn tiền mà hiệu quả vẫn là con số không. Vấn đề xử lý đất rất qua trọng, là nguyên nhân trực tiếp gây chết cây. Muốn vậy, cần có qui trình xử lý đất.

Bên cạnh đó, phải giám sát các loại chế phẩm hỗ trợ cây cà phê xem đó là những chất gì, hiệu quả thế nào, và phải có chế tài. Hiện nay mới có Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông có đề án tái canh cà phê, 2 tỉnh còn lại chưa có, cần nhanh chóng thực hiện. Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo tái canh để phối hợp với Ban Chỉ đạo của Bộ.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm