| Hotline: 0983.970.780

Còn nhiều vướng mắc về mặt thể chế của ngành Quản lý thị trường

Chủ Nhật 10/02/2019 , 13:50 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, năm 2018 tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh tuy không nổi cộm nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Khó khăn vẫn còn nhiều, đặc biệt là hành lang pháp lý vừa thiếu, vừa chồng chéo, cần sớm được bổ sung, hoàn thiện kịp thời.

Thanh Hóa là tỉnh lớn, 27 huyện thị, quy mô dân số đông, địa hình phức tạp, hiểm trở cả tuyến biên giới, biển và nội địa, trong khi lực lượng QLTT mỏng, phương tiện, kinh phí hạn hẹp nên công tác kiểm tra xử lý còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Ông Hùng cho rằng, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chưa chặt chẽ, lĩnh vực VSATTP hay phân bón phân cấp quản lý còn chồng chéo dẫn tới việc hiểu và áp dụng chưa thống nhất.

nh2-qltt-th144701301
Cán bộ ngành QLTT Thanh Hóa kiểm tra các hành vi hàng giả, hàng kém chất lượng và hết hạn sử dụng thuốc BVTV

Chẳng hạn tại Điều 17 Pháp lệnh Quản lý thị trường, phạm vi kiểm tra của Quản lý thị trường là, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường. Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng QLTT được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

“Ở đây có sự vênh và chồng chéo trong quản lý giữa một bên là Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trao quyền cho Quản lý thị trường và một bên là Nghị định của Chính phủ trao quyền cho ngành NN-PTNT”, ông Hùng băn khoăn.

Cũng theo lãnh đạo Cục QLTT Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đặc biệt trong công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATTP chưa chủ động đề xuất phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ quyện lợi chính đáng của chính doanh nghiệp. Một bộ phận người dân còn ham hàng rẻ, sính hàng ngoại, chưa kịp thời báo cáo cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.

Công tác tiêu huỷ hàng hoá không đảm bảo VSATTP (đặc biệt là các động vật mang dịch bệnh, hàng hoá không đảm bảo an toàn sử dụng, gây tại tới sức khoẻ, môi sinh, môi trường...) như: không có nơi tiêu hủy, thiếu cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác tiêu hủy hàng hoá; không có hướng dẫn cho một số mặt hàng đòi hỏi quy trình tiêu huỷ nghiêm ngặt; không có cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm chính về công tác tiêu huỷ. Vì vậy việc tiêu huỷ gặp rất nhiều khó khắn, dễ gây ô nhiễm về môi sinh, môi trường.

Theo ông Hùng có rất nhiều khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng QLTT được quy định trong các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính.

Trong số này có một số nghị định chỉ quy định thẩm quyền xử phạt của QLTT chung chung là “vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý”. Với quy định về thẩm quyền của QLTT như trên đã dẫn đến bất cập trong xác định trách nhiệm trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của QLTT với các cơ quan, lực lượng khác, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật, dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp về mặt thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm, dễ phát sinh khiếu kiện đối với quyết định kiểm tra hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra còn có những khó khăn vướng mắc xuất phát từ các quy định của các văn bản quy định chi tiết thi hành luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Chẳng hạn, việc xác định giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại Nghị định 99 ngày 29/8/2013 chưa phù hợp theo đúng quy định tại điều 60 Luật Xử lý VPHC.

Đến nay, Bộ KHCN chưa ban hành thông tư hướng dẫn việc ghi nhãn đối với hàng hóa nhập lậu bị tịch thu bán đấu giá, tránh việc lợi dụng để hợp thức hóa hàng nhập lậu, hàng giả.

img20190102093601144701440
Lực lượng QLTT bắt lô rượu lậu không phép

Tại khoản 3 Điều 13b Nghị định 74 sửa đổi Nghị định 132 hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa về Xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ quy định Bộ KHCN hướng dẫn chi tiết việc xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này dẫn đến chưa thể áp dụng điều này trên thực tế vì nghị định vẫn phải chờ thông tư hướng dẫn thi hành.

Từ thực tế trên, Cục QLTT Thanh Hóa kiến nghị cấp trên nghiên cứu để sớm có các hướng dẫn, điều chỉnh sát với thực tế, kịp thời nhằm giúp việc quản lý ở cơ sở có nhiều thuận lợi. Cục cũng đề nghị Tổng cục QLTT báo cáo Bộ Công thương sớm ký quy chế phối hợp giữa Bộ Công thương và UBND tỉnh để làm cơ sở triển khai thực hiện nhiệm công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý địa bàn của Lực lượng QLTT.

(Kiến thức gia đình số tết)

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất