| Hotline: 0983.970.780

Con nông dân mê nghề báo

Thứ Năm 18/06/2015 , 09:17 (GMT+7)

Hiện nay ngành báo chí truyền thông được coi là ngành “hot”, thu hút nhiều thí sinh đăng kí dự thi, đặc biệt là các thí sinh đến từ các vùng nông thôn.

Bén duyên với nghiệp báo

Trước đây, ngành báo chí vẫn còn là một ngành học tương đối lạ lẫm đối với các thí sinh đến từ các tỉnh lẻ, vùng quê nông thôn, đặc biệt là đối tượng con em nông dân.

Tuy nhiên, ngành báo chí chưa bao giờ hết hấp dẫn những bạn trẻ năng động bởi đây là nghề giúp người làm nghề được sống trong cái mới, được dấn thân để đi đến cùng của sự thật.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ sinh viên theo học các trường đại học đào tạo về báo chí xuất thân từ nông thôn tăng 20% mỗi năm. Bằng tình yêu và sự đam mê với nghề báo, nhiều sinh viên nông thôn đã không ngần ngại lựa chọn đây là ngành học tâm huyết cho bản thân mình.

Bằng ý chí vươn lên, những sinh viên báo chí “hai lúa” luôn chứng tỏ được một điều, họ thua thiệt nhưng không bao giờ thua kém sinh viên thành phố. Bạn Huỳnh Như (sinh năm 1990), dân tộc Khơ Me (Kiên Giang), sinh viên năm 4, Khoa Báo chí Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM là một trường hợp như thế.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông thôn thuần túy, có truyền thống canh tác lúa nước. Cha của Như, ông Danh Biết có hơn 100 công ruộng làm lúa. Mong muốn của ông Biết là được thấy cô con gái lớn của mình theo học tại trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, để ra trường sẽ giúp ích cho ông trong nghề nông.

Nhưng với niềm đam mê ngành báo, Như đã cố gắng thuyết phục gia đình để được theo học ngành nghề mình yêu thích.

Như chia sẻ, từ lúc còn đi học, em đã nhiệt tình tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ nên thường xuyên có dịp tiếp xúc với các anh chị PV, BTV đài PTTH Kiên Giang, từ đó ngành báo chí đã được cô học trò này yêu thích.

Vì thế, dù gia đình nông dân thuần túy, không có ai làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông, nhưng Như vẫn quyết tâm lựa chọn ngành báo để theo học.

“Lúc chọn ngành báo chí để dự thi rồi nhập học em vô cùng lo lắng. Bởi bạn bè trang lứa quanh vùng không có ai lựa chọn như em cả.

Từ cô gái nông thôn, em bước chân lên thành thị để học một ngành còn xa lạ với người dân quê hương nên em cảm thấy hơi áp lực nhưng tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khẳng định sự lựa chọn của mình là sáng suốt”, Huỳnh Như chia sẻ.

Là con trai duy nhất trong gia đình thuần nông, Phan Hoài Nhơn (Phú Yên), sinh viên năm 4 Khoa Báo chí Truyền thông cũng đến với nghề báo bằng đôi chân thích đi của mình.

Nhơn tâm sự: “Em chọn ngành này vì bản thân thích đi, thích khám phá. Em muốn đi để cảm nhận cuộc sống và chia sẻ nó với mọi người bằng ngòi bút của mình”.

Riêng H’ Juel EBan (Đăk Lăk) đến với nghề báo bằng nghị lực vươn lên và tình yêu với dân tộc Ê Đê.

Cha EBan mất năm em học lớp 11 vì căn bệnh ung thư, còn mẹ của em cũng bệnh tật đầy người, 2 lần lên bàn mổ phẫu thuật điều trị căn bệnh ung thư vú. Bao nhiêu năm tháng chạy chữa cho cha, mẹ đã đẩy kinh tế gia đình vào cảnh túng thiếu.

Trong số 8 anh chị em trong gia đình thì 6 người lần lượt phải nghỉ học để lo kinh tế.

Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng gia đình chưa bao giờ để em phải thiệt thòi, phải nghỉ học, đó chính là động lực đưa cô gái xa quê lên thành phố cố gắng học tập, theo đuổi ước mơ.

“Ngày em còn là học sinh, ở nhà hay xem tivi thấy chương trình tiếng dân tộc Êđê thông tin rất hạn chế, bà con dân bản muốn xem cũng chẳng có cái để xem. Em sẽ cố gắng viết những tin bài thiết thực nhất, mong sao được phát trên đài, để đồng bào mình nghe”, EBan nói.

Không thua kém

So với các bạn sinh viên học ngành báo chí có điều kiện sống ở các thành phố lớn, sinh viên vùng nông thôn, con em người nông dân, thường thua thiệt về nhiều mặt, ngay từ lúc mới bước vào nhập học.

H’ Juel EBan chia sẻ: “Là con nhà nông, việc tiếp xúc với các công nghệ internet rất hạn chế. Chỉ đến khi vào đại học em mới biết sử dụng thư điện tử, facebook”.

Còn với Phan Hoài Nhơn, việc theo học ngành báo chí khiến gia đình phải đầu tư mua sắm các trang thiết bị như máy tính, máy ảnh… phục vụ cho việc học tập.

Đây là một khoản tiền mà không phải gia đình nông dân nào cũng có, chính vì thế trong suốt 2 năm đầu tiên của đại học, Nhơn toàn phải học “chay” vì không có phương tiện thực hành.

Không riêng gì Nhơn, đây cũng là thực tế khá phổ biến trong lớp, khi con em nông dân thường có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn.

10-18-06_nh-3-bo-chi
Một giờ học thực hành quay phim của sinh viên báo chí

Mặc dù có xuất phát điểm thấp hơn so với những bạn sinh viên thành phố, nhưng bằng ý chí và lòng đam mê ngành học của mình, nhiều sinh viên tỉnh lẻ không ngại vượt qua khó khăn, không ngừng tôi luyện để theo đuổi nghiệp báo.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, Trưởng khoa Báo chí – Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV TP.HCM chia sẻ: "Thua thiệt là một lẽ dĩ nhiên khi so sánh xuất phát điểm của sinh viên nông thôn với thành phố. Tôi nghĩ nó bắt đầu từ một vài hạn chế, thiệt thòi gì đấy liên quan đến hoàn cảnh kinh tế gia đình, ít kinh nghiệm về đời sống đô thị, thiếu sự dạn dĩ, thiếu tự tin và đặc biệt là hạn chế về kỹ năng máy tính, trình độ tiếng Anh.

Nhưng bù lại, động lực và nghị lực thường là hai điểm mạnh nổi bật của các sinh viên xuất thân từ nông thôn hoặc từ tỉnh lẻ. Họ thường ý thức rõ ràng hơn về hoàn cảnh của mình, không ỷ lại, nỗ lực vượt khó.

Với nghề báo, họ lăn xả, tỏ rõ đam mê nghề nghiệp, sẵn sàng thâm nhập thực tế mà không ngại khó ngại khổ.

Nhiều sinh viên sẵn sàng di chuyển bằng xe buýt, xe đạp để đi lấy tin xa hàng chục cây số. Nhiều sinh viên tự lao động kiếm tiền mua máy tính, mua máy ảnh để tác nghiệp. Những chiếc máy ảnh bé xíu, rẻ tiền, nhưng không hề phụ lại sự nỗ lực của học trò nghèo. Nhờ đó họ vượt lên.

Các sinh viên giỏi nhất ở khoa báo chí thường vẫn là các sinh viên đến từ nông thôn và các tỉnh chứ không phải ở thành phố lớn" - thầy Thông nhận định.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm