| Hotline: 0983.970.780

"Con nuôi", "con đẻ"...

Thứ Tư 18/04/2012 , 10:32 (GMT+7)

Được coi là “con nuôi” của hệ thống giáo dục, các trường ngoài công lập thường bị phân biệt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo SV.

Được coi là “con nuôi” của hệ thống giáo dục, các trường ngoài công lập thường bị phân biệt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo SV.

"Con nuôi" đều có việc làm

Tại hội nghị triển khai kế hoạch của các trường NCL ngày 17/4, GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường NCL cho biết, từ năm 2000 đến nay, quy mô số trường ĐH, CĐ công lập từ 156 tăng lên 331 trường, gấp 3 lần so với hệ thống trường ngoài công lập (NCL). Hiện tổng số SV khối trường NCL chiếm gần 15%. Tuy khuôn viên chưa rộng lớn nhưng cơ sở đào tạo khang trang, thiết bị dạy học tương đối đủ cho các ngành nghề đào tạo, không còn cảnh trường lớp tạm thời thuê mướn lụp xụp.

Nhiều trường chú trọng bổ sung các kỹ năng như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm cho SX nhằm trang bị cho các em khả năng thích ứng nhanh với công việc sau này. Đây là một khuynh hướng tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực, tạo sức hút cạnh tranh với cung cách đào tạo trí tuệ cứng nhắc.

GS Quân lấy ví dụ một trường hợp “con nuôi” có chất lượng cao. Đó là trường ĐH Sài Gòn Tech ở TP HCM, SV đến từ cổng bảo vệ đã phải nói bằng tiếng Anh. SV của trường đó chưa tốt nghiệp đã có nhiều DN trực tiếp đến trường để tuyển dụng việc làm. Chính từ cái nôi đào tạo NCL này, hàng chục vạn lao động có trình độ làm việc giỏi, thu nhập cao mà Nhà nước không tốn kinh phí đào tạo.

Cạnh tranh không bình đẳng

GS Quân e ngại mục tiêu Chính phủ đặt ra trong đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học VN giai đoạn 2006- 2020, đến năm 2020 có 40% SV cả nước thuộc nhóm các trường NCL sẽ khó đạt được, bởi sự phân biệt giữa “con đẻ, con nuôi”, sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các trường công lập và NCL thông qua việc bao cấp chi phí đào tạo và các ưu đãi khác cho SV trường công lập (SV trường công lập được hưởng 70% chi phí, NCL phải tự chi trả 100%).


Trình độ SV phụ thuộc chất lượng đào tạo chứ không phải mác của trường
 (Ảnh minh họa)

Sự không bình đẳng này còn thể hiện ở các trường có yếu tố nước ngoài hầu như không được nhận bất kỳ hỗ trợ nào từ phía Nhà nước về tài chính, chất lượng đào tạo, nguồn tuyển. Một số trường mang danh “tư thục” ra đời theo Quy chế 14/2005 của TTg và vận hành theo Quy chế 61. Thế nhưng dù có Quy chế 63 để thay thế nhưng đó chỉ là lý thuyết, trong khi bản chất nội dung vẫn không khác.

Ngoài tra, các trường NCL càng ngày càng gặp khó bởi thiếu đất xây trường, bị đánh thuế, bị phân biệt đối xử, bị định kiến, khó tuyển sinh do cạn kiệt nguồn tuyển, thiếu văn bản pháp quy cần thiết có liên quan hoặc có mà không có chế tài thực hiện (như Nghị quyết 05, Nghị định 69 của CP).

Theo GS Trần Hồng Quân, hiện chưa có tiêu chí thế nào vụ lợi và phi vụ lợi nên Nhà nước không thể có lý do gì mà không đầu tư vào các trường NCL phi vụ lợi này. Cái đích của đầu tư chính là đào tạo SV có năng lực để phục vụ đất nước. Chưa có nước nào trên thế giới có hướng đào tạo “công” nhưng lại đòi hỏi có chất lượng như ở Việt Nam. Chúng ta đòi “hàng thật” nhưng lại không muốn đầu tư nhiều.
Bản thân các trường NCL chưa đủ thời gian khẳng định vị thế của mình trong xã hội thông qua chất lượng đào tạo, thành tựu nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong giáo dục. Cá biệt một số trường do áp lực tài chính, chạy theo lợi ích trước mắt mà đã mắc sai phạm làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cả hệ thống các trường NCL.

Để xóa bớt định kiến xã hội về “con đẻ, con nuôi” trong thời gian tới, lãnh đạo Hiệp hội các trường NCL kiến nghị, Nhà nước nên quan tâm, tài trợ những trường có tiêu chí: đào tạo SV có chất lượng cao mà không cần phải gắn mác công lập hay NCL.

GS Quân cho hay, sẽ tiếp tục tư vấn, tham mưu, phản biện, góp ý với cơ quan Nhà nước một số chính sách đổi mới để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như Quyết định công nhận các trường ĐH dân lập và cho phép chuyển đổi trường ĐH, CĐ dân lập sang tư thục.

Năm tới, Hiệp hội sẽ thành lập Viện Nghiên cứu & phát triển nhân lực, Trung tâm Đánh giá & kiểm định chất lượng; kết hợp nhiều đối tác thành lập Trung tâm Bồi dưỡng & hỗ trợ chất lượng giáo dục ở phía Nam... Hiệp hội sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng “giảng dạy theo tín chỉ” với hơn 700 lượt cán bộ. 

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất