| Hotline: 0983.970.780

Lâm trường, Cty lâm nghiệp ở Yên Bái sống dở chết dở!

Con ở phố, bố ở rừng

Thứ Tư 20/05/2015 , 06:10 (GMT+7)

Cha ông ta từng ví “rừng vàng, biển bạc”, ấy vậy mà sao nhiều lâm trường, Cty lâm nghiệp lại trong tình trạng thê thảm, nợ nần ngập đầu?/ Đười ươi giữ ống

Bởi vì các lãnh đạo nơi đó đã tìm mọi cách để lấy của rừng mà không đầu tư cho rừng.

Trên vùng rừng Yên Bái có một đội SX mà công nhân trồng rừng giàu ngang ngửa các gia đình kinh doanh ở phố, họ xây những ngôi nhà hai, ba tầng cho con cái ở, gọi là “phố những người trồng rừng”. Chuyện “con ở phố, bố ở rừng” là điều có thật ở Cty Lâm nghiệp Việt Hưng...

Hơn 20 năm tôi làm bạn với ông Đỗ Thập, GĐ DN trồng rừng 327, DN của ông có 3.500 ha rừng trồng, nếu tính cả diện tích con cái ông đứng tên nhận đất trồng rừng ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang... thì tổng diện tích rừng của gia đình ông lên tới 6.000 ha.

Từ một người trồng rừng, ông bước tới hội nghị APEC tổ chức ở nhiều quốc gia, đàm luận với nhiều DN lừng danh trên thế giới. Ông luôn tự hào: Tôi là DN trồng rừng 327.

Một DN tư nhân trồng rừng lại giàu có và nổi tiếng, trong khi đó các lâm trường, Cty lâm nghiệp quốc doanh có hẳn một bộ máy lại xập xệ, nợ như chúa chổm.

Tại sao người trồng rừng lại không thể làm giàu được từ rừng? Đi tìm câu trả lời ấy tôi được ông Mai Văn Hoàng - GĐ Cty Lâm nghiệp Việt Hưng giới thiệu tới đội trồng rừng Khe Bát.

Đội Khe Bát nằm sâu trong một hẻm núi bên dòng Ngòi Lâu cách TP Yên Bái chừng 20 km. Đội hiện chỉ có 21 công nhân đang quản lý 486 ha rừng trồng.

Ông Mai Văn Hoàng cho hay: Công nhân của Cty Lâm nghiệp Việt Hưng không còn hộ nghèo, hầu như gia đình nào cũng ở nhà xây. Đội Khe Bát thì gần như đã mua đất và xây nhà ở TP Yên Bái cho con cái ăn học và ở ngoài đó...

Tôi theo ông Lê Sĩ Hinh, PGĐ vào đội Khe Bát, trên đường đi tôi tạt vào ngôi nhà xây hai tầng khang trang ẩn dưới tán rừng  nằm ngay ven đường thuộc đội Lương Thịnh. Chủ nhà là ông Hoàng Huy Hải, râu tóc bạc phơ từ trên rừng đi xuống.

Ông Hải năm nay 76 tuổi, là một trong những người đầu tiên tới đây xây dựng lâm trường.

Ông kể: Lâm trường Việt Hưng được thành lập năm 1960, sau này mới đổi tên thành Cty lâm nghiệp, tôi là công nhân ngay từ những ngày đầu thành lập, khi đó làm trong đội khai thác Khe Bát, vợ con ở đội này.

Cuộc sống của những năm tháng xây dựng lâm trường vô cùng gian khổ, gạo tiêu chuẩn không đủ ăn phải lên rừng kiếm rau măng, kéo được cây gỗ ở trong rừng ra mắt hoa lên vì đói. Ngày ấy khai thác là chủ yếu, cung cấp gỗ cho các công trình xây dựng miền xuôi. Sau này khi có nhà máy giấy Bãi Bằng thì mới bắt tay trồng rừng nguyên liệu...

11-56-04_c2
Rừng trồng 3 tuổi của gia đình anh Hoàng Huy Hùng

Nói rồi ông dẫn tôi lên cánh rừng sau nhà. Hơn 50 năm nay ngày nào ông cũng lên rừng, ông không còn đủ sức để cuốc đất, kéo cây như hồi trẻ, nhưng vẫn có thể tỉa cành sâu, uốn lại cây non mới trồng bị bão đổ... Chẳng có việc gì làm ông đi tha thẩn trong rừng, nhìn rừng cây mỗi ngày một khác, rừng đối với ông như máu thịt.

Vợ chồng ông sinh được 4 người con thì 3 đứa theo ông làm nghề rừng. Đời ông khai thác rừng là chính, thì nay con cái ông nhận đất trồng rừng. Đời ông khai thác rừng thì nghèo, con cái ông trồng rừng thì giàu, nói rồi ông cười rung chòm râu bạc.

Con đầu của ông Hải là Hoàng Huy Hùng, sinh năm 1962, công nhân đội trồng rừng Lương Thịnh. Anh Hùng sau khi tốt nghiệp trung cấp lâm nghiệp Sơn La thì xin vào lâm trường Việt Hưng theo nghề của bố. Anh cho biết gia đình anh nhận khoán 10 ha rừng, đã trồng được 3 chu kỳ rồi.

Do đã học trung cấp lâm nghiệp nên anh Hùng không cần giở sổ cũng nhớ vanh vách số liệu trồng mỗi ha rừng. Mỗi ha trồng 1.600 cây, tiền cây giống 1,6 triệu, tiền công lao động 10 triệu, công khai thác 300.000đ/m3, sinh khối trung bình mỗi ha 70m3, công khai thác hết 21 triệu, công vận chuyển 50.000đ/m3 hết 3,5 triệu.

Với giá gỗ trung bình đang bán hiện nay là 1,5 triệu/m3 thì tiền thu trên mỗi ha rừng trồng khoảng hơn 100 triệu, trừ chi phí lợi nhuận còn được 65-70 triệu/ha. Tuy nhiên nhiều diện tích rừng đạt 120m3, thì lợi nhuận mang lại không dưới 100 triệu/ha.

Với 10 ha rừng mà gia đình anh Hùng nhận khoán, mỗi chu kỳ cho thu nhập cầm chắc 600 triệu đồng. Anh Hùng gật đầu bảo: Đội Khe Bát có nhiều hộ cả hai vợ chồng đều là công nhân, có hộ nhận khoán trên dưới 20 ha, nên thu nhập của họ khá cao. Nhờ thế mà nhiều hộ mới có tiền mua đất xây nhà ở TP chứ?

Tôi theo anh Hùng lên khu rừng keo gia đình anh nhận khoán, rừng mới trồng được ba năm, nhưng cây nào cũng to bằng bắp chân, tán đã khép.

Anh cho biết: Đây là giống keo Úc mua của Cty, giá mỗi cây là 1.600đ, được Cty hỗ trợ 500đ/cây. Trước đây nhiều hộ tham rẻ mua cây giống bên ngoài, cây mọc loe hoe đến năm thứ tư thì ngọn rù lại không phát triển được. Bây giờ thì gia đình nào cũng mua giống của Cty, trồng giống tốt lại bón phân và tích cực chăm sóc nên rừng ở đây chỉ 5-6 năm là được khai thác.

Qua câu chuyện của anh, tôi được biết vợ chồng người em của anh Hùng là Hoàng Thế Anh, công nhân đội Khe Bát, cả hai vợ chồng hiện đang nhận khoán chừng 20 ha rừng. Cách nay 3 năm đã mua đất và xây nhà 3 tầng khang trang ngoài TP Yên Bái cho hai đứa con ăn học.

11-56-04_c3
Ngôi nhà 3 tầng của gia đình anh Hoàng Thế Anh xây ở “khu phố” những người trồng rừng TP Yên Bái

Số công nhân mua đất xây nhà tại TP Yên Bái tính vội cũng đã hơn 10 người. Tôi muốn vào Khe Bát để gặp những ông chủ rừng có nhà ở phố, Hùng nói ngay: Giờ anh vào đó chẳng gặp được ai đâu, trẻ con thì ra thành phố học rồi, còn người lớn đều lên rừng, họa chăng vào buổi tối mới gặp được họ...

Dành buổi sáng chủ nhật tôi tới thăm “khu phố” của những gia đình công nhân trồng rừng đội Khe Bát nằm ở phía tây cửa ngõ TP Yên Bái. Quá đỗi kinh ngạc và không thể hình dung nổi những gia đình công nhân trồng rừng lại xây được những ngôi nhà khang trang, bề thế đẹp lộng lẫy ở giữa thành phố như vậy. Nhiều gia đình do có tiền chả biết làm gì nên xây nhà đóng cửa, thi thoảng mới ra ngó ngàng, quét dọn cho khỏi mốc.

Tôi theo Lê Sĩ Hinh đến thăm mấy gia đình ở “khu phố” của những người trồng rừng, ông Hinh bảo: Tôi vừa qua mấy nhà, nhưng chẳng gặp ai, chỉ bọn trẻ ở nhà thôi. Nói rồi ông chỉ sang ngôi nhà hai tầng bên kia đường: Bà Lừng xây nhà xong thì đóng cửa để đấy, hai đứa con bé tí chưa ra ở. Thỉnh thoảng bà ấy ra quét dọn, chứ có ở đâu...

Chúng tôi qua gia đình anh Trần Văn An, chỉ có 3 bà cháu ở nhà. Bà Trần Thị Huệ năm nay đã 80 tuổi vốn là công nhân lâm trường đội Khe Bát, bà lắc đầu bảo: Ngày xưa làm công nhân đói khổ lắm bác ơi, sắn không có mà ăn. Bây giờ trồng rừng có chút của ăn của để nên các cháu mới xây được ngôi nhà này cho bà cháu tôi ở đấy...

11-56-04_c4
Cụ Trần Thị Huệ không giấu nổi niềm vui kể chuyện với PGĐ Lê Sĩ Hinh về ngôi nhà con trai đã xây dựng

Đứa con lớn của vợ chồng anh An là Trần Quốc Toàn mới tốt nghiệp trường cao đẳng nghề đang thực tập tại ga Yên Bái, đứa thứ hai là Trần Thị Đào học lớp 12. Toàn dẫn tôi xem ngôi nhà của mình, tôi hỏi: Phòng của bố mẹ cháu đâu? Toàn cười bảo: Bố mẹ cháu ở trong rừng mấy khi ra ngoài này, nhà cháu rộng thế, ngủ chỗ nào chả được...

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất