| Hotline: 0983.970.780

Công bố tổng điều tra về NN-NT, thủy sản

Thứ Sáu 26/10/2012 , 09:53 (GMT+7)

Ngày 25/10, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố kết quả chính thức tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2011.

* Gần 100% số xã có điện lưới

Áp dụng TBKT vào SX nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Ngày 25/10, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố kết quả chính thức tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2011. Theo ông Nguyễn Văn Liệu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Uỷ viên BCĐ tổng điều tra NN-NT&TS Trung ương thông báo: Tính đến 1/7/2011, cả nước có 9.054/9.071 xã có điện lưới, xấp xỉ 100%, số xã chưa có điện chủ yếu rơi vào các xã đặc biệt khó khăn ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo.

Hiện có đến 8.944 xã có đường xe ô tô đi lại (98,6%); hơn 89,6% thôn có đường ô tô có thể đi đến; 67% xã có đường trục thôn được rải nhựa, bê tông hoá. Bên cạnh đó, hơn 49% xã có đường nhựa, bê tông ở ngõ xóm. Tuy nhiên, các xã vùng cao chỉ có 19%, xã miền núi 40,4% có đường nhựa, bê tông hoá.

Bên cạnh đó phát triển NN-NT, thủy sản, thuỷ lợi ngày càng được chú trọng đầu tư, nhờ đó thêm nhiều diện tích canh tác được tưới, tiêu góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản. Hiện cả nước có 16.000 trạm bơm nước phục vụ SX trên địa bàn xã, 1,8 triệu trạm bơm nước/xã, 40.000 km hệ thống mương do xã/HTX quản lý, 73% số xã có hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu SX và dân sinh.

Ngoài ra có đến 6.682 xã, chiếm 73,6% tổng số xã cả nước có hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu SX và dân sinh, trong đó xã đồng bằng, trung du đạt gần 85%, xã miền núi đạt 67,7%, xã vùng cao đạt 53,9% và hải đảo đạt gần 25,5%.

Những năm qua bộ mặt NT có nhiều thay đổi, nhiều ngành nghề, mô hình chăn nuôi… phát triển đã kéo theo ô nhiễm môi trường đáng lo ngại. Hiện cả nước mới có gần 19% xã và 9% số thôn đã xây dựng hệ thống thoát nước thải chung.

Nổi cộm môi trường NT là các làng nghề gây ra ô nhiễm nặng nề đã ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ người dân. Hiện tỷ lệ làng nghề sử dụng thiết bị xử lý nước thải, chất thải độc hại ở con số rất khiêm tốn chỉ đạt 4,1%. Mạng lưới chợ NT đã được kiên cố hoá một bước, nhưng tỷ lệ chợ ở xã đạt tiêu chuẩn còn thấp...

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm