| Hotline: 0983.970.780

Công cụ mới phát hiện nhanh nhiễm bẩn thực phẩm với độ chính xác tới 96%

Thứ Hai 19/11/2018 , 10:17 (GMT+7)

Đó là thẻ RFIQ, có phát hiện nhanh chất lượng thực phẩm do Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ phát triển, trang tin newatlas.com (NAC) của Mỹ trung tuần tháng 11 cập nhật.

10-04-08_1
Thẻ RFIQ của MIT

Theo NAC, thẻ RFID thụ động (nhận dạng tần số vô tuyến) có kích thước nhỏ, rẻ tiền, ít pin từng được dùng để để theo dõi và xác định nhiều mục khác nhau, nhưng trong dự án này thẻ của MIT lại được dùng cho mục đích phát hiện chất lượng thực phẩm.

Khi được hỗ trợ bởi sóng vô tuyến phát ra từ thiết bị đọc cầm tay, thẻ RFID thụ động sử dụng một ăng-ten tích hợp để truyền tín hiệu radio trở lại thiết bị. Tín hiệu chứa thông tin về danh mục mà thẻ được cập nhật, như số lô hàng, số mẻ sản xuất hoặc ngày sản xuất.

Khi thẻ được dán vào sản phẩm, thùng chứa, sóng vô tuyến phát ra từ thẻ sẽ quay trở lại qua vỏ chứa và được biến dạng tinh tế bởi các phân tử và các ion có dữ liệu. Ví dụ, các tín hiệu từ thẻ RFID được dán vào lon nước hoặc không khí sẽ tự thay đổi cho phù hợp để thiết bị đọc nhận được, sau đó giải mã chính xác mà không bị nhầm lẫn.

Tuy mới chỉ là nguyên mẫu nhưng thẻ RFIQ sẽ trở thành công cụ hữu ích cho con người để đảm bảo an toàn thực phẩm trong tương lai. Công nghệ chìa khóa của RFIQ có tên 'ghép nối yếu' (weak coupling), trong đó các tín hiệu phát ra bởi RFID sẽ thay đổi dựa trên sản phẩm hiện hữu. Bằng cách ‘dạy’ thẻ thay đổi cho phù hợp với các chất gây ô nhiễm có trong thực phẩm, nên nó có thể phát hiện nhanh ô nhiễm, với độ chính xác 96%, sau đó truyền cảnh báo đến điện thoại thông minh của người dùng.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thành bộ dữ liệu các chất gây ô nhiễm và cách các tín hiệu có thể bị thay đổi bởi hình dạng thùng chứa và môi trường xung quanh nhằm giúp thẻ học, so sánh và đưa ra thông báo chính xác cho người tiêu dùng.

10-04-08_2
Thẻ RFIQ phát hiện thực phẩm nhiễm bẩn với độ chính xác tới 96%

 

(Theo IDC/HCU/SC/NC-11/2018)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm