| Hotline: 0983.970.780

Công cụ mua vui

Thứ Hai 25/06/2012 , 11:01 (GMT+7)

Theo kế hoạch, nửa cuối năm 2012 sẽ là thời điểm các show truyền hình thực tế chiếm lĩnh sóng truyền hình...

Theo kế hoạch, nửa cuối năm 2012 sẽ là thời điểm các show truyền hình thực tế chiếm lĩnh sóng truyền hình, khi 2 chương trình “Cuộc đua kỳ thú”, “Tôi là người dẫn đầu”… đang hấp dẫn người xem, thì một loạt các chương trình khác như “So you think you can dance” (1 chương trình chuyên về nhảy) được xác định lên sóng vào tháng 10; “The Voice” (ca hát) sẽ lên sóng vào ngày 8/7; Vietnam Idol (ca hát) sẽ lên sóng vào tháng 10… khiến loại hình truyền hình giải trí này đang bùng nổ tại Việt Nam.

Nhà  phê bình Karl Gunns đã từng cho rằng: “Người có tài hay không có tài đều là một công cụ mua vui cho khán giả truyền hình. Đó là mục đích tối thượng”.


Cuộc thi The Voice phiên bản Việt lên sóng VTV3 vào ngày 8/7

1. Khi quy chiếu tiêu chí vào khán giả Việt Nam, có một bộ phận khán giả và thí sinh tham gia các cuộc thi hát mang tính chất truyền hình thực tế không nghĩ vậy, họ mang những kì vọng riêng…

Để rồi, sau mỗi cuộc thi – người ta lại tự đặt câu hỏi. Ca sĩ A, B… thi Sao Mai – Điểm hẹn (SMĐH) đâu rồi nhỉ? Sao không hoạt động gì đi? Rồi Quán quân Vietnam Idol đâu rồi? Sao biến mất tăm vậy… Những thí sinh tham gia cũng tưởng bở những cuộc thi đó là những “cỗ máy” tạo ngôi sao cho thị trường âm nhạc. Rồi, sau cuộc thi được khoảng một hai tháng đầu tiên, lợi dụng độ “hot” sẵn có, bầu sô săn đón, vài tháng sau - “tịt ngóm” vì chỉ có thế, và không chịu tư duy hướng đi, thẩm mỹ âm nhạc và phát triển nghề nghiệp.

Tính đến nay, phần hậu cuộc thi SMĐH và Vietnam Idol, những ai còn hoạt động thường xuyên? Chúng ta có Tùng Dương, Hoàng Hải, Hà Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Anh, Phương Linh, Anh Khoa, Phương Vy, Uyên Linh, Văn Mai Hương, Quốc Thiên…, số còn lại hoạt động cầm chừng, số ít thì mất tăm và thậm chí, có người còn tuyên bố giải nghệ.

Đó là những người của 2 cuộc thi lớn và có tiếng tăm nhất định, còn một loạt các cuộc thi ca hát khác, ít ai biết người thắng cuộc đang làm gì và hát ở đâu, chứ đừng nói tới, những ai đã tham gia cuộc thi và họ đã thành ngôi sao hay chưa?

Tương tự như vậy, là các cuộc thi X-Factor, Pop Idol, Got Talent và cả Next Top Model… ở phương Tây, họ chỉ đơn thuần xem đó là cơ hội lớn để làm “bàn đạp” cho việc phát triển sự nghiệp.

Kì vọng, rồi thất vọng bởi nhân tố con người sau những cuộc thi này, chỉ một số ít tỏa sáng, số còn lại… rất mờ mịt, nhiều thí sinh tham gia rồi biến mất, hoặc chinh chiến ở cuộc thi khác, hoặc quay lại công việc thường ngày - làm anh đầu bếp, làm bà nội trợ, anh nhân viên của một tổ chức phi chính phủ… nào đấy.

2. Lẽ dĩ nhiên, chẳng phải hồ đồ mà người ta kết tội truyền hình thực tế là một dạng “rác rưởi” của truyền hình. Bởi người ta nhận ra sự ê chề, ảo tưởng, lừa lọc, lợi nhuận… Mỗi người chơi tham gia từng được một nhà báo truyền hình ví như là “kẻ mua vui” cho khán giả, bất kể tài hay không tài…

Người ta thêu dệt lên một quá khứ đầy bi kịch cho Susan Boyle và dĩ nhiên, không quên thêm vào một vài chi tiết như, bà già góa bụa cô độc này có tý thiểu năng. Để rồi, khi không được chức quán quân, Susan Boyle ngất xỉu, người ta lại có cái cớ để cười: “Thiểu năng sao khôn vậy? Muốn về nhất cơ?” hay muôn vài lí do bào chữa rằng, chương trình chúng tôi nhân văn vậy đấy khi cứu rỗi những tài năng… bị lãng quên.

Một show khác, rất thời thượng mang tên Next Top Model, có gì hay khi những người mẫu tham gia, được mấy người tỏa sáng?

Cá biệt hơn, phiên bản này ở Việt Nam, làm người ta ít nhiều ảo tưởng đến cùng cực về một thế hệ chân dài mới, nào là phải xấu tính, nào là phải tranh giành, tất nhiên, những cái đó được “đội lốt” bằng những ý nghĩa lý tưởng như: mang tinh thần chiến đấu, chuyên nghiệp, tìm tòi… Nếu Vietnam’s Next Top Model mùa thứ 3 sắp diễn ra, lại ngập tràn những cô gái “chiến”… thì (với tôi) cũng không quá ngạc nhiên lắm.

Cuối cùng là gì, những cái đó mới là cái khiến khán giả xem đấy. Chứ mấy cô mang tiêu chuẩn chuyên nghiệp, nào là trình diễn được áo quần, khung xương đẹp… mà không xấu tính… thì ai xem đây? Thế mới là truyền hình thực tế chứ!

3. Cuối cùng, tôi chỉ xin nói rằng! Đừng kì vọng nhiều vào truyền hình thực tế!

Vì đơn giản, nó vẫn là chương trình truyền hình, người xem truyền hình vẫn là ưu tiên tối thượng, chương trình không hay, không mang tính giải trí thì ai sẽ xem?

Next Top Model mà không cãi nhau thì ai xem nào? Cặp đôi hoàn hảo – đã có chữ “cặp đôi” mà lại chả có đôi nào hôn nhau thì nhạt chết? Rồi Vietnam Idol à, không scandal… thì sao hấp dẫn khán giả được? Còn Tìm kiếm tài năng, bản thân chữ tài năng luôn… khiến sự tiềm ẩn ảo tưởng trong mỗi con người trỗi dậy! Thế thì chết chưa! Ảo tưởng đến thế là cùng.

Tôi lại đặt một vòng câu hỏi cho những người xung quanh tôi: Bạn thích xem truyền hình thực tế không?

Nhiều người thích lắm, nói đâu xa xôi, mẹ tôi thích “Cặp đôi hoàn hảo”; em họ tôi thích “Bước nhảy hoàn vũ”; thằng bạn thân tôi thích “Hợp ca tranh tài”…

Còn tôi, tôi biết vậy nhưng vẫn mê thể loại truyền hình này, chỉ có điều tôi không kì vọng gì.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm