| Hotline: 0983.970.780

Công dân Nhật Bản bị bắt tại Triều Tiên

Thứ Bảy 11/08/2018 , 07:14 (GMT+7)

Giới chức Nhật Bản cho biết một công dân của nước này đã bị bắt giữ tại Triều Tiên gần đây và Tokyo đang thu thập thêm thông tin về vụ việc.

Binh sĩ Triều Tiên đứng gác tại khu phi quân sự Triều Tiên - Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)

Theo hãng tin Kyodo, thông tin về vụ một công dân Nhật Bản bị bắt giữ tại Triều Tiên đã được các quan chức chính phủ Nhật Bản tiết lộ hôm nay 11/8. Một quan chức Bộ Ngoại giao từ chối cung cấp thông tin cụ thể về vụ việc, chẳng hạn mục đích chuyến đi tới Triều Tiên của người này. Quan chức này nói rằng Bộ Ngoại giao Nhật Bản đang trong quá trình xác nhận thông tin chi tiết.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã khuyến cáo người dân nước này hạn chế đi lại tới Triều Tiên, xem đây là một phần trong số các biện pháp trừng phạt kinh tế Bình Nhưỡng.

Vào năm 1999, một phóng viên của Nhật Bản tại Triều Tiên cũng bị bắt giữ với cáo buộc gián điệp. Phóng viên này sau đó bị giam giữ tại Triều Tiên trong hai năm.

Nhật Bản từ lâu vẫn yêu cầu Triều Tiên giải quyết vấn đề các công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong thập niên 1970 - 1980. Danh sách chính thức do Nhật Bản công bố gồm 17 người bị bắt cóc và Tokyo nghi ngờ Bình Nhưỡng có liên quan tới nhiều vụ mất tích khác của công dân Nhật Bản. Tuy vậy hai bên vẫn chưa đạt được tiến triển nào bất chấp những nỗ lực đàm phán.

Triều Tiên từng bắt giữ nhiều người nước ngoài với các cáo buộc như làm gián điệp, có các hành vi thù địch chống đối nhà nước Triều Tiên… Năm 2017, Bình Nhưỡng từng trả tự do cho một sinh viên Mỹ sau nhiều tháng giam giữ sau khi phát hiện người này lấy cắp một biểu ngữ tuyên truyền trong chuyến du lịch tới Triều Tiên. Không lâu sau khi được trả về Mỹ trong tình trạng hôn mê, sinh viên này đã qua đời.

Triều Tiên hồi tháng 5 đã phóng thích 3 công dân Mỹ khác bị nước này giam giữ trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều tại Singapore.

 

(Theo Kyodo, Dân trí)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm