| Hotline: 0983.970.780

Công dụng chữa bệnh của cây thì là

Thứ Bảy 28/12/2019 , 09:20 (GMT+7)

Theo đông y thì là vị hơi đắng, tính ấm, mùi thơm hăng hắc, không độc, có tác dụng bổ thận, chữa đau bụng, kích thích bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện hoạt động của dạ dày.

Dưới đây là cách chữa trị từ thì là

* Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Hạt cây thì là được dùng trong một bài thuốc chữa trị bệnh tiêu chảy và bệnh trực trùng cấp tính. Trong bài thuốc này người ta dùng kết hợp hạt thì là chiên với lượng tối thiểu bơ với đồng lượng hạt của cây cỏ cari. Ngoài ra trong Đông y còn lưu truyền bài thuốc chữa tiêu chảy và kiết lỵ bằng cách nướng hạt thì là cho vàng rồi nghiền thành bột nhỏ trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, dùng 2-3 lần trong ngày sẽ cho kết quả rõ rệt.

thi-l141633501

* Trị táo bón: Khi bị táo bón, đặc biệt đối với trẻ em còn nhỏ nếu không thể dùng thuốc, các bậc cha mẹ có thể cho trẻ ăn rau thì là thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ có thể cho trẻ uống nước thì là hoặc trộn vào thức ăn 1-2 muỗng nước sắc từ lá thì là sẽ giúp trẻ ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

* Chữa đau dạ dày: Hạt cây thì là giúp làm giảm các cơn đau liên quan đến hệ thống tiêu hóa, rất hữu ích cho những người mắc hội chứng về đường ruột. Đây cũng là một vị thuốc tuyệt vời để khắc phục các triệu chứng đau dạ dày và đầy hơi.

* Chữa rối loạn kinh nguyệt: Thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Cách dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày.

* Điều trị bệnh ứ nước: Hạt thì là giúp cơ thể điều trị bệnh ứ nước (ở một số cơ quan trong cơ thể), giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng rất hữu ích trong điều trị viêm khớp và tích tụ mỡ.

* Chữa cảm lạnh, viêm đường hô hấp: Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.

* Giảm ho: Siro làm từ nước thì là làm giảm bớt những con ho như cuốc kêu. Dầu thì là dễ bay hơi có tính sát trùng nên là một loại thuốc an thần.

* Long đờm trong phổi và chữa đau họng: Dùng 1- 1,2 thìa cà phê tinh dầu hạt thì là súc miệng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh.

* Chữa hôi miệng: Ngày nhai từ 5 - 7 hạt thì là sẽ làm miệng thơm tho.

* Chữa chứng mất ngủ: Ăn canh rau thì là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.

* Chữa trầm cảm: Ngoài những lợi ích về thể chất, hạt thì là cũng là một giải pháp tuyệt vời để khắc phục bệnh trầm cảm, lo âu và rối loạn tâm trí.

* Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim: Hạt thì là chứa một nguồn axit folic rất dồi dào. Axit này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cần thiết cho sự phân chia các tế bào cơ thể cũng như quá trình tiêu thụ các axit amin và đường.

* Chữa huyết áp cao, xơ vữa động mạch: Lấy 5g hạt thì là giã nhỏ, sắc lấy nước uống trong ngày, uống nhiều ngày liền sẽ làm giảm cholesterol trong máu.

* Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Hạt thì là chứa acid folic nên làm giảm các bệnh về tim mạch và cần thiết cho sự phân chia các tế bào cơ thể trong quá trình tiêu thụ các acid amine

* Giảm sưng đau khớp: Dùng lá thì là đun trong dầu vừng thành dầu hỗn hợp rồi bôi lên nơi khớp đau sẽ làm khỏi sưng đau.

* Làm tăng tiết sữa: Dùng rau thì là nấu canh ăn hoặc dùng hạt thì là hãm nước uống.

* Chữa mun nhọt sưng tấy: Lấy 1nắm lá thì là giã nát rồi đắp lên chỗ mụn sưng tấy sẽ vỡ ra. Hoặc trộn lá thì là đã giã với ít bột nghệ rồi đắp lên mụn sẽ nhanh lành.

* Chữa viêm thận sỏi thận: Lấy 5 - 7 hạt thì là giã nát hãm lấy nước uống 5 - 6 lần trong ngày, uống nhiều ngày liền.

* Chữa đái dắt: Lấy 1 nắm thì là tẩm nước muối sao vàng tán thành bột mịn, khi dùng lấy bánh mì chấm bột ăn cùng.

* Chữa sốt rét: Lấy 1 nắm hột thì là tươi giã nát vắt lấy nước cốt uống hoặc hat khô tán bột sắc uống.

Rau thì là rất tốt cho sức khỏe, nhưng đối với phụ nữ mang thai nên hạn chế việc ăn rau thì là, vì trong rau có chứa một số chất kích thích tử cung, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Qua 10 tác dụng của rau thì là trên, hi vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

(Kiến thức gia đình số 52)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất