| Hotline: 0983.970.780

"Cổng làng", tiểu thuyết mới về làng quê

Thứ Năm 28/11/2013 , 10:00 (GMT+7)

Tác phẩm được chia làm ba phần: "Vỡ làng", "Những mảnh vỡ" và "Những mảnh vỡ ghép lại" đó là hình tượng ở nông thôn hơn 40 năm qua.

Nông nghiệp, nông thôn miền Bắc từ ngày hòa bình lập lại (1954) đến nay có nhiều biến động. Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân có nhiều thay đổi.

Một số nhà văn đã đi sâu khắc họa từng mối quan hệ, từng thời điểm lịch sử để lại những ấn tượng sâu sắc trong bạn đọc như: "Cái sân gạch" (Đào Vũ), "Đất làng" (Nguyễn Thị Ngọc Tú), "Thời xa vắng" (Lê Lựu), "Bến không chồng" (Dương Hướng), "Mảnh đất lắm người nhiều ma" (Nguyễn Khắc Trường), "Dòng sông Mía" (Đào Thắng)...

Năm 2013, NXB Văn học vừa ấn hành tiểu thuyết “Cổng làng” của tác giả Nguyễn Thanh Cải đang được bạn đọc quan tâm. Qua tác phẩm, tác giả đã đề cập cả bề rộng (nông nghiệp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ) với chiều dài thời gian hơn 40 năm (từ khi xây dựng phong trào hợp tác hóa (HTX) đến nay). Chiều sâu của tác phẩm đã phản ánh bản chất của nông thôn qua các mối quan hệ: Người nông dân với đất đai và mối quan hệ con người với con người, con người với thiên nhiên...

Tác phẩm được chia làm ba phần: "Vỡ làng", "Những mảnh vỡ" và "Những mảnh vỡ ghép lại" đó là hình tượng ở nông thôn hơn 40 năm qua.

Ở từng phần tác giả dày công thâm nhập thực tiễn, chọn các sự kiện điển hình tốt có, xấu có các nhân vật đại diện cho các giai tầng xã hội như cụ Viễn, người được cứu từ đống xác chết năm 1945, cho đến nay là một công dân chứng kiến mọi sự đổi thay của làng Hưng Thái hàng ngày diễn ra qua cổng làng: Lão Khủng, một đại địa chủ, mang hệ tư tưởng tư hữu phong kiến; Chủ nhiệm Điền, Bí thư Đức, Chủ tịch Dũng thay nhau qua các nhiệm kỳ, lãnh đạo quản lý điều hành mọi hoạt động của Hưng Thái. Rồi nhà báo Nhật Minh, một số cán bộ Trung ương là cầu nối giữa Nhà nước và cơ sở cùng tập thể nông dân xã Hưng Thái được tác giả đề cập làm nền cho nội dung cuốn sách.

Với thời gian từ ngày dân cày có ruộng, đến tổ đổi công, đến HTX với phong trào hợp tác hóa, hợp tác là nhà, xã viên là chủ, mỗi người làm việc bằng hai, tất cả vì miền Nam ruột thịt. Thể hiện sức mạnh tập thể của nông dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiền đề cho thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH.

Đó là thành tựu của một giai đoạn lịch sử. Sau đó là HTX hợp nhất toàn xã, cơ sở vật chất kỹ thuật không được đầu tư thích ứng, năng lực quản lý không được nâng cao dẫn đến cấp quản lý thì quan liêu, người xã viên thì thiếu tinh thần làm chủ.

Hình tượng điển hình mà tác giả đã phản ánh là ông chủ nhiệm những lần đi kiểm tra đều thấy ruộng lúa để sót những vạt cỏ. Ông dậm chân quở mắng bà con. Nhưng rồi về nhà ông mới nhận ra, chính cái cào cỏ của vợ mình có bẩy răng đã gãy mất ba mà đã mòn vẹt qua mấy vụ rồi.

Bà con xã viên thấy vậy bình luận: “Bệnh quan liêu giả dối đã có từ trong nhà ông chủ nhiệm”. Vậy mà tình trạng cha chung không ai khóc, bà con bỏ ruộng đi làm thuê mướn bên ngoài, thu nhập cao gấp năm, bảy lần làm ở HTX nên HTX cũng tan rã từ đó.

Sau rồi HTX chia ruộng, khoán cho mỗi hộ gia đình vài mảnh (chia đều cho từng hộ), mỗi nhà tới mươi mảnh. Có mảnh chỉ vừa một xã bừa. Bà con nông dân với tinh thần được làm chủ trên thửa ruộng của mình, già trẻ cùng ra đồng cuốc cày và gieo cấy trên mảnh ruộng khoán.

Phải nói là với tinh thần làm chủ ấy, đất chẳng phụ công, lúa màu xanh tốt. Nhưng tư tưởng tiểu nông lại bộc lộ mạnh ai nhà ấy làm. Giống cũ, giống mới và phòng trừ dịch bệnh thiếu sự chỉ đạo của tập thể, dẫn đến: Chuột kéo nhau đến làm tổ ở ngôi mộ bố lão Khủng, bà con gọi là “Mộ cũ đất mới”. Ruộng nhà lão Khủng cấy giống cũ, bón nhiều phân chuồng lúa bị lốp, đúng là “Mầm cũ đất mới”. Bà con bảo rằng: “Cái tư tưởng tư hữu phong kiến tồn tại từ trong đầu lão Khủng”.

Tình trạng một nhà trồng mướp bán xơ thu nhập một sào cao hơn trồng lúa thì giàu nhưng rồi cả đồng trồng mướp dẫn đến cả làng “Xơ mướp hóa”. Tình trạng cây đặc sản vải thiều lúc đầu cao giá tới mức cây vải cây vàng rồi cả làng đưa cây vải ra đồng, lên đồi. Vài năm sau, mùa vải chín bạt ngàn, không có nơi tiêu thụ, giá bán không đủ trả công thu hái, dẫn đến thua lỗ, nông dân lại chặt vải trồng ổi, rồi chặt ổi trồng quất bán rong trên đường...

Cứ như điệp khúc trồng - chặt rồi trồng - chặt dẫn đến “xã viên cứ như người làm xiếc trên đồng”. Tình trạng được mùa mà dân vẫn lao đao, vẫn nghèo khổ... Những điển hình trong tư tưởng tiểu nông còn bột phát, chạy theo xu thế đám đông trong nông nghiệp nông thôn được tác giả dựng lên với những thực tiễn sinh động, với những lời đối thoại trên đồng giữa các nhân vật được khẳng định: Không thể làm giàu với hệ tư tưởng tiểu nông tự phát và lao động thủ công manh mún, năng suất chất lượng thấp được.

Ngoài ra, bạn đọc còn tìm được những điển hình trong SXNN thời kỳ mới trong tiểu thuyết "Cổng làng" mà tác giả Nguyễn Thanh Cải đã đề cập.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm