| Hotline: 0983.970.780

Công lý đã đến nhưng…

Thứ Năm 30/06/2011 , 13:47 (GMT+7)

Sau gần 10 năm kiên trì gõ khắp các cửa để đòi hỏi quyền lợi của mình khi bị thu hồi đất, tận đến ngày 31/5/2011, công lý mới bước đầu soi rọi đến với những người dân ở cụm 13 xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Sau gần 10 năm kiên trì gõ khắp các cửa để đòi hỏi quyền lợi của mình khi bị thu hồi đất, tận đến ngày 31/5/2011, công lý mới bước đầu soi rọi đến với những người dân ở cụm 13 xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Vụ việc bắt đầu từ những quyết định rất lạ lùng của lãnh đạo huyện Đan Phượng. Từ cuối năm 2000 đến năm 2011, khi UBND tỉnh Hà Tây (cũ) chưa ban hành một quyết định nào phê duyệt Cụm công nghiệp Tân Lập, thì ông Nguyễn Huy Tưởng, chủ tịch UBND huyện đã cho 7 DN vào Tân Lập thuê đất, trong đó có Cty như Tân Hoàng Long chưa được cấp đăng ký kinh doanh, thuê được đất rồi nhưng 8 tháng sau Cty này mới gửi đơn lên UBND tỉnh Hà Tây xin…thuê đất.

Về giá đền bù đất cho dân, chủ tịch huyện đã “thay UBND tỉnh” phê duyệt với mức chỉ 12 triệu đồng/sào Bắc bộ (360 m2), chẳng cần đếm xỉa gì đến Luật Đất đai và Nghị định số 22 của Chính phủ quy định về việc đền bù đất cho dân khi bị thu hồi đang có hiệu lực thời đó. Chính vì vậy mà việc đền bù đất cho dân Tân Lập thời kỳ đó vô cùng lộn xộn, với đủ các loại giá: Giá do chủ tịch huyện phê duyệt cũng có, giá do HĐND xã Tân Lập quyết định cũng có, đền bù bằng tiền hoa lợi trên đất cũng có…

Để lấy cho được đất của dân, phó chủ tịch UBND xã Tân Lập Nguyễn Hữu Tiến đã ký hẳn 1 thông báo để trả lời dân rằng “chỉ thu hồi đất đến năm 2013. Sau năm 2013 các hộ bị thu hồi sẽ được chia đất lại”. Do tin tưởng vào lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã, người dân Tân Lập đã vui lòng nhận số tiền đền bù rất bèo bọt đó, để chờ đến hết năm 2013 sẽ được chia đất mới. Chỉ đến khi UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định thu hồi đất, thì họ mới ngã ngửa rằng đất của họ bị thu hồi vĩnh viễn, và số tiền đền bù mà họ đã nhận chỉ bằng một phần nhỏ số tiền do UBND tỉnh phê duyệt. Tính ra, những hộ dân bị thu hồi đất bị thiệt hại tới hàng tỷ đồng.

Sau mấy năm trời khiếu nại, tố cáo, mới chỉ có Cty TNHH Dệt Hà Tây chịu chi trả thêm cho dân 572 triệu đồng và Cty TNHH Hóa chất Bộ Quốc phòng chi trả thêm 710 triệu đồng, để tương đương với giá đền bù do UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt. Còn lại 5 DN thì Cty Vĩnh Lợi thuê đất từ năm 2001 nhưng bỏ hoang, mãi năm 2007 UBND tỉnh Hà Tây mới có quyết định thu hồi diện tích đất đó, với giá đền bù là 46 triệu đồng/sào, nhưng khi người dân đến lĩnh tiền đền bù thì mới biết bà Nguyễn Thị Mai, chủ Cty đã “lĩnh hộ” cho dân hết (hơn 600 triệu đồng) và "lặn" về Hà Nội. Cty Hương Quế đến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi đất mặc dù đã san lấp mặt bằng từ mấy năm trước. Ba DN là Cty TNHH Tân Hoàng Long, HTX Công nghiệp dệt Tân Lập và DNTN Hương Đông Thành vẫn nhất quyết không chi trả thêm cho dân một đồng nào để tương đương với giá đền bù do UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt.

Thông báo số 138/TB-UBND “Kết luận nội dung đơn tố cáo của công dân cụm 13 xã Tân Lập huyện Đan Phượng”, do phó chủ tịch UBNDTP Hà Nội Vũ Hồng Khanh ký, đã khẳng định việc tố cáo của các hộ dân cụm 13 xã Tân Lập do ông Nguyễn Hữu Lễ đại diện là đúng. Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng ký quyết định phê duyệt giá đền bù đất cho dân là trái thẩm quyền. Việc chủ tịch UBND huyện chi trả tiền đền bù đất của dân cho chủ Cty Vĩnh Lợi là không đúng đối tượng. Trên cơ sở đó, UBNDTP Hà Nội đã yêu cầu UBND huyện Đan Phượng xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dung đối với Cty Hương Quế, thu hồi số tiền đền bù mà UBND huyện đã cấp cho bà Nguyễn Thị Mai, đồng thời kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của một số tập thể, cá nhân…

Tuy nhiên, với 3 DN là: Tân Hoàng Long, dệt Tân Lập và Hương Đông Thành thì UBNDTP Hà Nội lại kết luận là hồ sơ sử dụng đất của họ đã “phù hợp với hướng dẫn của Sở Địa chính Hà Tây tại thời điểm đó…”. Việc kết luận này chưa thỏa đáng, khiến người dân vẫn bị thiệt thòi, vì họ vẫn chỉ được hưởng giá đền bù đất trên diện tích mà UBND huyện đã cho 3 DN đó thuê theo giá do UBND huyện phê duyệt (12 triệu đồng/sào). Ông Nguyễn Hữu Lễ bức xúc:

- Ba DN đó được chủ tịch huyện cho vào Tân Lập thuê đất khi UBND tỉnh chưa có một quyết định nào phê duyệt Cụm công nghiệp Tân Lập, cũng chưa có quyết định thu hồi đất, chưa phê duyệt giá đền bù. Vậy thì Sở Địa chính căn cứ vào cái gì để “hướng dẫn”?

Và ông Lễ cho biết, sẽ tiếp tục khiếu nại lên UBNDTP để đề nghị thẩm tra lại hồ sơ, trình tự thủ tục thuê đất của 3 DN trên, yêu cầu họ phải trả tiền đền bù đầy đủ cho dân theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất