| Hotline: 0983.970.780

Công lý vẫn chưa đến với người có công?

Thứ Sáu 19/10/2012 , 10:09 (GMT+7)

Cho đến nay, bà Ân vẫn tiếp tục làm đơn kêu cứu vì cho rằng UBND tỉnh này đã giải quyết cho bà chưa thỏa đáng.

Ngày 25/11/2010, NNVN đăng bài “Người khai hoang Tứ giác Long Xuyên đội đơn đi tìm công lý”, phản ánh trường hợp bà Võ Thị Ngọc Ân (SN 1954, ngụ ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đã bị các cơ quan chức năng trong tỉnh bắt oan sai và phải chịu cảnh mất đất khi chưa nhận được bất cứ quyết định nào có liên quan.

>> Người khai hoang Tứ giác Long Xuyên đội đơn đi tìm công lý

Tuy nhiên, cho đến nay, bà Ân vẫn tiếp tục làm đơn kêu cứu vì cho rằng UBND tỉnh này đã giải quyết cho bà chưa thỏa đáng.

Theo đơn gửi NNVN, bà Ân cho biết, sau khi sự việc của gia đình bà được nêu lên báo thì chẳng có cơ quan chức năng nào trong tỉnh nói đến. Quá bức xúc, ngày 26/8/2011, bà Ân làm đơn khởi kiện ra TAND tỉnh An Giang để xem xét thu hồi, điều chỉnh Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh An Giang theo hướng cấp lại cho gia đình bà phần đất 60ha do bị trưng dụng sai khi không có quyết định thu hồi hoặc bồi thường giá trị đất với mức 30% trên diện tích 165ha đã cấp cho cán bộ và 15% giá trị đất trên diện tích 77,5ha đã phân cấp cho dân kinh tế mới.

Thế nhưng, sau gần 1 năm làm đơn khởi kiện, ngày 3/7/2012, bà Ân mới nhận được thông báo của TAND tỉnh An Giang về việc thụ lí bổ sung vụ án hành chính sơ thẩm. Trong đó, nguyên đơn là bà Võ Thị Ngọc Ân và bị đơn là UBND tỉnh An Giang.

Ngày 21/9 vừa qua, bà Ân hăm hở đến dự phiên tòa xét xử với biết bao kỳ vọng về cán cân công lý. Thật bất ngờ, kết thúc phiên xét xử, HĐXX đưa ra quyết định cuối cùng: Bác yêu cầu khởi kiện của bà Võ Thị Ngọc Ân đòi hủy quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang... Và bà Ân chịu án phí 200.000 đồng...


Bà Ân trao đổi với PV sau khi nhận được bản án sơ thẩm của TAND tỉnh An Giang

Theo bản án, toàn bộ diện tích 579ha đất được giao, các đương sự (gồm đại diện UBND tỉnh An Giang và huyện Tri Tôn) xác nhận đất được giao cho Lâm trường tư doanh Nam Việt do ông Nguyễn Công Mính làm giám đốc (chồng bà Ân), bà Võ Thị Ngọc Ân làm phó giám đốc nhưng Lâm trường hoạt động không hiệu quả, chỉ trong 3 năm hoạt động mà phải cắt đất rừng (đất mượn của Nhà nước) trả nợ, gây thiệt hại cho Nhà nước 264ha; 19ha bị tỉnh Kiên Giang thu hồi, chỉ còn lại 244ha, nên UBND huyện Tri Tôn thu hồi là phù hợp.

Về thời gian thu hồi đất, do không ban hành quyết định, nên không xác định được năm, nhưng trong hồ sơ thể hiện bà Ân bắt đầu khiếu nại năm 2001 về việc thu hồi đất, trước khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, nên được áp dụng Luật Đất đai năm 1993 giải quyết.

Cũng theo kết luận của HĐXX, do Lâm trường tư doanh Nam Việt đã tự giải tán (không xác định được năm giải tán), nên khi thu hồi UBND huyện Tri Tôn không giao đất khác là phù hợp với Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 vì luật không quy định giao lại đất khác và bồi hoàn thành quả lao động trong trường hợp đất được giao cho tổ chức bị giải thể…

Sau khi nhận được bản án, ngày 1/10/2012, bà Ân tiếp tục làm đơn kháng cáo khi cho rằng kết quả xét xử chưa thật sự khách quan cũng như HĐXX chưa hiểu rõ về bản chất sự việc. Bởi lẽ, từ năm 1986-1989, vợ chồng bà có mua lại của Lâm trường huyện Tri Tôn 264ha tràm với giá hơn 11 triệu đồng và thỏa thuận bồi hoàn thành quả lao động trên 315ha đất của Tập đoàn 1 và Tập đoàn 2 thuộc huyện Tri Tôn với trên 30 lượng vàng 24 Kra.

Cũng trong thời điểm này, vợ chồng bà làm đơn xin thành lập Lâm trường tư doanh Nam Việt và được Sở Lâm nghiệp ký duyệt vào ngày 8/11/1989. Theo quyết định này, vợ chồng bà chính thức quản lý và canh tác phần đất có trồng tràm, bạch đàn hết diện tích 579ha. Điều này cũng được thể hiện qua xác nhận của ông Dương Hoàng Sa, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tri Tôn ký ngày 4/4/2002.

Còn việc tòa án cho rằng Lâm trường Nam Việt hoạt động không hiệu quả rồi tự giải thể là không có cơ sở pháp lí vì cho đến nay gia đình bà vẫn chưa nhận được văn bản nào có liên quan từ các cơ quan chức năng.

Trên thực tế, theo xác minh của UBND tỉnh An Giang, ngày 16/2/1993, bà Ân có thỏa thuận về việc khai thác rừng trả nợ dần cho dân. Trong tờ thỏa thuận có ký duyệt của Ban Quản lí vùng Kinh tế mới Vĩnh Gia-Cô Tô.

Theo đó, Thường trực UBND huyện Tri Tôn, Ban Quản lí vùng Kinh tế mới có ý kiến như sau: Đối với phần nợ Nhà nước thu lại 40ha; sau khi trừ phần có quyết định thu hồi 244ha và các khoản khác như Cty Kinh doanh vàng bạc 140ha và 40ha của ngân sách, số còn lại cân đối theo phần nợ của dân mà bà Võ Thị Ngọc Ân nợ.

Trao đổi với chúng tôi, một luật sư ở An Giang cho biết, theo quy định của Luật Đất đai (kể cả cũ và mới) đều không có chuyện đất giao cho cá nhân hay đơn vị, tổ chức trong rừng (cây lâu năm) mà gọi là cho mượn được.

Cơ quan chức năng giải thích như thế để lách việc chính quyền địa phương sai trong việc ngang nhiên lấy đất của dân mà không cần phải có quyết định thu hồi. Qua đó cho thấy, yêu cầu nhận lại đất hoặc bồi hoàn thành quả lao động của bà Ân là hoàn toàn chính đáng và đúng theo pháp luật hiện hành. UBND tỉnh An Giang cũng nên thấy được điều này và giải quyết cho gia đình bà Ân một cách thỏa đáng để kết thúc vụ việc.

Thế nhưng ngay sau đó, bà Ân đến gặp ông Dương Văn Thạnh, nguyên Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Tri Tôn và yêu cầu đưa ra quyết thu hồi 244ha. Ông Thạnh không trả lời nên bà Ân làm đơn khiếu nại gửi nhiều cơ quan chức năng trong huyện và tỉnh (bắt đầu từ năm 1994). Tuy nhiên, bà chỉ nhận được câu trả lời chờ xác minh vì đây thuộc vùng kinh tế mới.

Trả lời câu hỏi: Vì sao bà đã nhận tiền hỗ trợ trên 935 triệu đồng theo quyết định của UBND tỉnh mà vẫn tiếp tục khiếu nại? Bà Ân cho biết, trong tờ trình gửi UBND huyện Tri Tôn trước đây, bà có nêu 2 yêu cầu: Một là, UBND huyện phải hoàn trả lại 244ha đất lâm nghiệp theo quyết định của UBND huyện để tiếp tục canh tác đến hết năm 2020 và hai là, bồi thường thành quả lao động trên 244ha rừng bạch đàn cộng với tràm 3 năm tuổi.

 Tuy nhiên, vào tháng 8/2007, UBND tỉnh An Giang ra quyết định hỗ trợ về chi phí trồng tràm, đào và nạo vét kênh mương nhưng chưa tính đến số tiền và vàng mà gia đình bà đã bỏ ra để bồi hoàn thành quả lao động của phần diện tích 244ha nên chưa thỏa đáng.

Bà Ân bức xúc nói: “Tôi đang làm đơn kháng cáo theo trình tự phúc thẩm với yêu cầu được nhận lại 244ha đất lâm nghiệp đã bị trưng dụng oan sai tại vùng đất cũ thuộc ấp Ninh Phước, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm