| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ chỉnh sửa gen cho phép biến ADN thành ổ đĩa cứng

Thứ Năm 13/07/2017 , 08:59 (GMT+7)

Nhờ công CRISPR các nhà khoa học có thể chuyển đổi ADN thành một ổ đĩa cứng tuyệt vời, trang tin Khoa học Phổ thông (PMC) của Mỹ ngày 12/7 cập nhật.

Một trong những phát minh "sáng chói" trong lĩnh vực y tế trong vài thập kỷ gần đây là cho ra đời CRISPR, công nghệ chỉnh sửa gen, cho phép khoa học thêm bớt các gen với độ chính xác đáng kinh ngạc để chữa bệnh, tạo ra em bé được thiết kế sẵn, thậm chí còn làm biến mất toàn bộ các loài nhất định. Và một ứng dụng khác nữa mang tính "phi y học", dùng CRISPR chuyển đổi dễ dàng ADN thành một ổ đĩa cứng lưu giữ thông tin, số liệu.

07-18-11_1-
ADN sẽ là môi trường lưu trữ dữ liệu tốt nhất trong tương lai

ADN là cơ chế lưu trữ tốt nhất trên thế giới thế giới xưa và nay, bằng chứng toàn bộ dữ liệu chi tiết của các loài đều được lưu giữ bên trong tâm của một tế bào đơn, một bộ sưu tập hoàn chỉnh tất cả các tác phẩm văn bản viết của nhân loại có thể được mã hoá và chứa trong một lượng nhỏ ADN. Chưa hết, ADN còn là vật liệu bền, dùng được rất lâu mà không bị lo xuống cấp.

CRISPR là công cụ giúp chỉnh sửa ADN hiện có hoặc thêm mới vào bất cứ vị trí nào trong bộ gen một cách dễ dàng. Điều này làm cho CRISPR trở nên lý tưởng cho việc viết thông tin mới, đang được các nhà khoa học ở Đại học Harvard nghiên cứu và trở thành hiện thực. Mọi hình ảnh hay video, dữ liệu, đồ hoạ....sẽ được mã hóa để đưa vào lưu trong ADN.

Lưu trữ dữ liệu trên DNA không phải là mới, nhưng ý tưởng sử dụng CRISPR để làm công cụ thì rất mới mẻ, nó làm đơn giản hóa quá trình. Quan trọng hơn, CRISPR cho phép các nhà khoa học lưu trữ dữ liệu trên ADN trong các sinh vật sống, thay vì ADN tách ra và đưa vào trong trong ống nghiệm.

Nhờ CRISPR, ADN sẽ trở thành ổ đĩa cứng dữ liệu tuyệt vời

Công nghệ này mở ra những triển vọng mới, không chỉ lưu trữ dữ liệu mà còn có nhiều tác dụng trong lĩnh vực nghiên cứu, khám phá. Nếu chúng ta sử dụng ADN để lưu trữ thông tin, điều này đồng nghĩa, sử dụng CRISPR để biến tế bào thành những bản ghi nhớ về những gì chúng đang làm và những gì đang xảy ra. Chưa hết, sử dụng CRISPR, con người có thể hiểu sâu hơn về quá trình hoạt động hay phát triển các dạng tế bào và sinh vật khác nhau, cũng như hiểu rõ chính cơ thể của mình một cách tường tận hơn.

(Theo Popularmechanics.com - 7/2017)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm