| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ giúp World Cup 2018 phá kỷ lục về penalty

Thứ Hai 25/06/2018 , 08:35 (GMT+7)

Sự can thiệp của trợ lý trọng tài qua video (VAR) được xem là nguyên nhân chính khiến số quả phạt đền tăng đột biến tại World Cup năm nay.

Theo ChannelNewsAsia, một trong những chủ đề trọng tâm từ giai đoạn đầu của World Cup 2018 ở Nga là số lượng các quả đá phạt penalty được quyết định đã tăng cao, mà theo nhiều người bắt nguồn từ sự can thiệp của công nghệ VAR.

Theo thống kê, sau trận đấu giữa Ba Lan và Colombia diễn ra sáng nay 25/6 theo giờ Việt Nam, cũng đánh dấu một nữa chặng đường World Cup đã qua với 32/64 trận đấu, có tổng số 16 quả phạt penalty đã được thực hiện. trong đó có 13 quả phạt đã được chuyển thành bàn thắng.

Để so sánh thì tại Brazil bốn năm trước, chỉ có 13 quả phạt đền penalty trong toàn bộ giải đấu. Kỷ lục World Cup là 18 bàn, ở sự kiện được tổ chức vào năm 2002.

Tỷ lệ penalty/trận đấu tại World Cup 2018 hiện là 0,5.

Vai trò của VAR được in dấu mạnh mẽ trong các con số trên, bởi có tới sáu tình huống dẫn đến penalty được quyết định sau khi trọng tài xem lại các video từ đội ngũ hỗ trợ. Tất nhiên, công nghệ này cũng từ chối nhiều tình huống gây tranh cãi xảy ra trong vòng cấm địa, như trong trận đấu giữa Brazil và Costa Rica hôm 22/6 khi xác định tiền đạo Neymar đã giả vờ ngã thay vì bị phạm lỗi.

Giám đốc trọng tài của FIFA, Massimo Busacca, cho biết trước giải đấu rằng VAR sẽ không hoàn hảo và do đó, như nó đã chứng minh, gây ra sự không thống nhất trong việc ra quyết định, khiến một số đội bóng và người hâm mộ thất vọng.

Đơn cử việc cả Brazil và Anh đều cảm thấy rằng VAR nên được sử dụng để đánh giá các quyết định phạt đền trong những trận đấu mở màn của họ, trong khi huấn luyện viên người Australia Bert van Marwijk đã tức giận cho cho rằng chính hệ thống VAR là nguyên nhân khiến cho đội của ông thua tuyển Pháp.

"Tôi hy vọng rằng có lẽ một thời gian nữa sẽ xuất hiện một vị trọng tài thực sự trung thực", huấn luyện viên người Hà Lan này nói với các phóng viên sau trận đấu đó. "Ngôn ngữ cơ thể nói lên rằng anh ta không biết, từ vị trí của tôi. Và sau đó anh ta phải đưa ra quyết định - Pháp hoặc Australia".

Tuy nhiên, FIFA vẫn tin rằng VAR đã thành công.

"Nói chung, cần lưu ý rằng FIFA cực kỳ hài lòng với trình độ trọng tài cho đến hiện tại, cũng như việc thực hiện thành công hệ thống VAR, thứ mà một cách tổng quát đã được chấp nhận tích cực và đánh giá cao trong cộng đồng bóng đá của chúng tôi", Giám đốc quan hệ truyền thông của FIFA, Giovanni Marti, nói.

VAR góp phần tạo nên 6 quả penalty trong nửa đầu World Cup 2018.

Một trong những điều tạo nên nhiều sự nhầm lẫn của mọi người hiện nay là các trường hợp mà VAR được sử dụng trên sân cỏ. Quy định chỉ cho phép hệ thống này can thiệp vào các tình huống gây ra bàn thắng, phạt penalty, thẻ đỏ và trường hợp nhận dạng sai người. Nó không thể được sử dụng cho các cú đá phạt, điều này khiến một số cầu thủ thất vọng.

Đội tuyển Đan Mạch đã phải chịu những quả penalty trong cả hai trận đấu đầu tiên của họ ở bảng C. Trong trận đấu với Australia, Yussuf Poulsen bị đánh giá là để bóng chạm tay trong vòng cấm, khi VAR đưa ra cảnh báo với trọng tài chính.

Tuy nhiên, Đan Mạch cũng tin rằng có một lỗi khác với Poulsen sau đó ở hiệp hai có thể được xem xét một quả phạt penalty, nhưng trọng tài đã từ chối cũng như không nhờ hỗ trợ từ VAR.

"Sau ngày hôm nay tôi không thích hệ thống này", tiền vệ Đan Mạch Christian Eriksen nói. "Hai trận đấu liên tiếp đều chống lại chúng tôi. Chúng ta nên có cú đá phạt trước đó. Nếu muốn sử dụng nó cho penalty, cũng nên sử dụng cho các cú đá phạt cố định".

Các cuộc tranh luận về VAR vẫn sẽ tiếp tục, cũng như việc gia tăng số lượng các quả phạt penalty trong mùa World Cup này. Nếu tỷ lệ hiện tại của các quả phạt penalty là 0,5 được giữ nguyên, thì World Cup năm nay sẽ có tổng số 32 quả phạt đền cho tới khi kết thúc.

(vnexpress.net)

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm