| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ sấy vi sóng trong bảo quản, chế biến nông sản

Thứ Bảy 20/04/2019 , 14:21 (GMT+7)

Trước nhu cầu thực tế, Trung tâm Thông tin và thống kê - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa công bố và giới thiệu ứng dụng công nghệ sóng cao tần giúp sấy khô trong bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm.

Đây là một trong những sáng kiến nổi bật, mang tính ứng dụng cao, do TS.Nguyễn Đình Uyên và Thạc sỹ Trần Văn Sư, Khoa Điện tử-Viễn Thông, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM nghiên cứu trong thời gian dài.

Các doanh nghiệp đang quan tâm tìm hiểu về Công nghệ sấy vi sóng trong bảo quản, chế biến nông sản

Thạc sỹ Trần Văn Sư cho biết: Thực tế việc bảo quản và chế biến sau thu hoạch đang là thách thức lớn cho người nông dân và doanh nghiệp nhỏ của nước ta. Trước đây, thường chỉ sử dụng các phương pháp sấy nhiệt như phơi nắng, sấy lò hơi, nhưng phương pháp này mất nhiều thời gian, khó giữ lại được đầy đủ chất dinh dưỡng có sẵn trong nông sản; đồng thời tiềm ẩn nguy cơ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập như E.coli, nấm mốc. Còn ứng dụng công nghệ sóng siêu cao tần (vi sóng) có thể xem là hướng đi mới trong chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm.

Chuyên gia giới thiệu về tính năng kỹ thuật của Công nghệ sấy vi sóng

Hệ thống bao gồm: phần tạo vi sóng; phần dẫn năng lượng vi sóng; băng tải; buồng sấy và hệ thống vào ra đảm bảo an toàn sóng điện từ. Ưu điểm của công nghệ này là nhiệt được thâm nhập bằng những tia sóng siêu nhỏ khiến cho tất cả các thành phần trong sản phẩm đều được làm khô trong thời gian rất ngắn. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng và màu sắc ban đầu của nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, sóng siêu cao tần còn có thể tiêu duyệt được vi khuẩn gây hại là E.coli và Salmonella có trong nông sản, thực phẩm.

Công nghệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ sấy thông thường

Hiện công trình nghiên cứu này đã được một số doanh nghiệp đưa vào lắp đặt ứng dụng sản xuất thử nghiệm. Sắp tới, Công ty Cổ phần Máy và thiết bị công nghiệp quốc tế sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt nhằm giảm tối đa giá thành để các doanh nghiệp nhỏ và người nông dân có thể tiếp cận được công nghệ mới này.

Giới thiệu về quy trình xử lý sấy nông sản bằng Công nghệ sấy vi sóng
Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Uyên, người từng làm việc trong Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), sóng siêu cao tần đã được dùng rộng rãi để diệt vi khuẩn trong ngành y tế từ rất lâu. Hiện tại, sóng siêu cao tần được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như diệt khuẩn cho thức ăn, sấy trái cây, sấy gỗ, diệt mọt trong gạo hay hạt đậu...

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Giám sát, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng tôm giống

Các cơ sở sản xuất tôm giống Bình Thuận không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật để giữ vững uy tín, thương hiệu tôm giống.  

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm