| Hotline: 0983.970.780

Công nhân, viên chức, lao động cả nước cùng chung tay, góp sức tạo thành sức mạnh dân tộc

Thứ Hai 24/09/2018 , 20:46 (GMT+7)

Chiều 24/9, trong khuôn khổ Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động và các đại biểu dự Đại hội về chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực canh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.

 Thủ tướng mong muốn công nhân, viên chức, lao động cả nước cùng chung tay, góp sức tạo thành sức mạnh dân tộc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia...

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành hơn 2 tiếng rưỡi đồng hồ lắng nghe, trao đổi, đối thoại với các đại biểu về nhiều vấn đề thiết thực đối với công nhân lao động.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thủ tướng mong muốn công nhân, viên chức, lao động cả nước cùng chung tay, góp sức tạo thành sức mạnh dân tộc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.

Cho biết tình hình đất nước chuyển biến tích cực, tất cả các chỉ tiêu năm 2018 có khả năng đạt và vượt, Thủ tướng cũng bày tỏ còn nhiều vấn đề đặt ra như nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới hay nỗi lo về xuống cấp đạo đức xã hội, tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, khoảng cách giàu nghèo…

Với những trăn trở đó, Thủ tướng mong Công đoàn đóng góp ý kiến để cùng phát triển đất nước. “Vấn đề đặt ra cho chúng ta hôm nay là gì? Làm thế nào khích lệ, thúc giục mọi người dân Việt Nam, trong đó có công nhân, viên chức, người lao động, lực lượng đi đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng mong muốn công nhân, viên chức, lao động cả nước cùng chung tay, góp sức tạo thành sức mạnh dân tộc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước. Mỗi đoàn viên công đoàn và người lao động phải đổi mới tư duy, nhận thức về tinh thần phụng sự, cống hiến, về khát vọng vươn lên, về lòng tự trọng, liêm chính và trung thực; về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội. Tất cả người lao động Việt Nam dù khu vực công hay tư đều phải nâng cao ý thức kỷ luật lao động, trang bị kiến thức pháp luật, xây dựng tác phong công nghiệp, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Phải biết trân trọng và tự hào về kết quả công việc hay sản phẩm mà mình góp phần tạo nên. Cần coi trọng phương thức làm việc theo nhóm và xây dựng tập thể đoàn kết, gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp, nỗ lực không ngừng vì lợi ích chung.

Người cán bộ, công chức, viên chức phải quán triệt tinh thần thượng tôn pháp luật, coi sứ mệnh của mình là tham mưu giỏi, phục vụ tốt, gần gũi, gắn bó với nhân dân. Từng người đổi mới, từng cơ quan, doanh nghiệp đổi mới sẽ góp nên gió và gió mạnh sẽ thành bão. Thủ tướng cho rằng, việc đổi mới trong toàn xã hội sẽ tạo ra năng suất lao động mới cao hơn và từ đó sẽ đóng góp trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.

Thủ tướng yêu cầu phải chăm lo, bảo vệ tốt nhất người lao động, “đó chính là cách chúng ta huy động được cao nhất tài năng, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm của người lao động...

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Công đoàn Việt Nam tiếp tục đổi mới tổ chức và có bước đột phá trong nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, có chương trình hành độngtrước cách mạng công nghiệp 4.0.

Thủ tướng đề nghị Đại hội nghiên cứu, thảo luận đưa chủ đề  “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước” thành một chương trình hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ tới.

Đối với các cấp, các ngành, Thủ tướng yêu cầu phải chăm lo, bảo vệ tốt nhất người lao động, “đó chính là cách chúng ta huy động được cao nhất tài năng, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm của người lao động đóng góp cho sự nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.

Thủ tướng cho rằng 950 đại biểu chính thức của Đại hội tại cuộc đối thoại hôm nay dù đã phát biểu hay chưa phát biểu, “nhưng tôi tin là tất cả các đồng chí đều trăn trở, có cùng suy nghĩ như chúng tôi”.

“Các đồng chí phải là những hạt nhân nòng cốt của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong việc động viên, khích lệ, truyền cảm hứng cho công nhân, viên chức, lao động cả nước tích cực, nhiệt tình phát động và tham gia Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng nêu rõ đất nước ta, dân tộc ta đã từng chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù xâm lược mạnh nhất thế giới để giành lại độc lập, tự do bằng tinh thần đoàn kết, quả cảm và sự hy sinh to lớn. Ngày nay, để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, mang lại phồn vinh và hạnh phúc, để Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, đòi hỏi chúng ta tiếp tục đoàn kết lại, triệu người như một, mỗi người dù ở ngành nghề nào, vị trí công tác nào, ngay từ bây giờ, hãy cùng nỗ lực thi đua trên một chặng đường mới, khẩn trương và quyết liệt hơn. Chắc chắn chúng ta sẽ thành công, năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ được nâng lên, đất nước sẽ phát triển bền vững.

“Tôi kỳ vọng là từ diễn đàn của Đại hội, chủ đề mà chúng ta thảo luận hôm nay tiếp tục được thấm sâu, lan tỏa mạnh mẽ trong các cấp công đoàn, đến từng đoàn viên, công nhân lao động, để biến thành quyết tâm hành động”, Thủ tướng chia sẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động và các đại biểu dự Đại hội về chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực canh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”:

 
 
 

 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm