| Hotline: 0983.970.780

Công Phượng 'dễ thở' hơn Tuấn Anh

Thứ Sáu 25/12/2015 , 07:10 (GMT+7)

Cùng sang Nhật thi đấu tại J-League 2 mùa bóng 2016 nhưng xem ra Công Phượng ở Mito Hollyhock sẽ dễ thở hơn Tuấn Anh ở Yokohama.

Công Phượng là tiền đạo ngoại duy nhất

Với bản hợp đồng vừa ký hôm 23/12, Công Phượng sẽ là 1 trong 7 tiền đạo của CLB Mito Hollyhock ở mùa giải tới. Chân sút đến từ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh vị trí với 6 cầu thủ khác là Kohei Mishima, Tsuyoshi Miyaichi (vừa chuyển tới từ Shonan Bellmare), Taisei Kadoguchi, Yuki Yamamura, Takayuki Suzuki và Kenji Baba.

Trong số 6 tiền đạo nội của Mito, đáng chú ý nhất là Kenji Baba. Cầu thủ sinh năm 1985 này ở mùa giải 2015 có 40 trận ra sân, ghi được 9 bàn và là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho Mito Hollyhock.

Đá cặp thường xuyên trên hàng công với Baba là Kohei Mishima, người có 33 trận ra sân và ghi được 7 bàn.

Một chân sút trẻ đáng chú ý khác của đội bóng tỉnh Ibaraki là Musashi Suzuki. Tiền đạo gốc Jamaica này ở mùa giải 2015 dù chỉ được tung vào sân 6 lần nhưng đã có 2 bàn thắng. Chính ấn tượng này đã giúp Musashi Suzuki được gọi vào U23 Nhật Bản dự vòng chung kết U23 châu Á 2016 và sẽ chạm trán với Công Phượng trên đất Qatar ở trận giao hữu diễn ra ngày 7/1/2016.

Ngoài ra, trong đội hình Mito Hollyhock còn có một chân sút năm nay mới 19 tuổi vừa được bổ sung lên đội 1 là Taisei Kadoguchi.

Công Phượng sẽ là chân sút ngoại duy nhất của Mito ở mùa giải tới. Và chắc chắn, tiền đạo xứ Nghệ sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể thường xuyên ra sân thi đấu.

Một điểm khá thuận lợi cho Công Phượng là anh nhận được những ưu ái nhất định từ phía đội bóng mới và được xem là niềm hy vọng mới để Mito hiện thực hóa mục tiêu lọt vào top 10 ở mùa giải 2016.

Tuấn Anh “khó thở”

So với Công Phượng, Tuấn Anh đến khoác áo Yokohama sẽ “khó thở” hơn nhiều khi mà hàng tiền vệ của đội bóng thành phố cảng lớn nhất Nhật Bản có tới 17 cái tên, trong đó Tuấn Anh là 1 trong 3 cầu thủ vừa được bổ sung cùng với Hu Min Bae (Hàn Quốc) và cầu thủ 19 tuổi Yuki Ueda.

Theo thống kê, ở mùa giải vừa qua, tiền vệ Shinichi Terada được coi là “người không phổi” của Yokohama. Cầu thủ mang áo số 10 này đã chơi tất cả 3.566 phút trong 40 lần ra sân, ghi được 2 bàn thắng. Anh chỉ đứng sau thủ thành Minami (3.780 phút).

Các tiền vệ thường xuyên đá chính khác của Yokohama còn có Sato (2.109 phút), Koike (2.678 phút), Onose (2.197 phút), Nakazato (2.821 phút) và Matsushita (2.716 phút).

Để có được suất đá chính, Tuấn Anh sẽ phải vượt qua “người không phổi” Shinichi Terada bên cạnh hàng loạt những cầu thủ dự bị chất lượng khác.

Tại V-League 2015, Tuấn Anh là cầu thủ thi đấu nhiều nhất trong màu áo HAGL. Cầu thủ quê Thái Bình có tổng cộng 2.207 phút trên sân, trong 25 lần được đăng ký. Anh chỉ nghỉ đúng 1 vòng đấu và có 1 lần vào sân từ băng ghế dự bị.

Đến Yokohama, Tuấn Anh là 1 trong 6 ngoại binh cùng với Tae-Hong Park, Seung-Soo Na, Hu Min Bae (Hàn Quốc), Yong-Hak An (Triều Tiên) và Rok Straus (Slovenia). Theo quy định của J-League 2, mỗi đội bóng được đăng ký 4 ngoại binh cho 1 trận đấu, trong đó có một cầu thủ châu Á.

Mới đây, trước buổi ký kết hợp đồng của Công Phượng với Mito, tiền đạo từng có thời gian khoác áo Sapporo chơi ở J-League 2 là Lê Công Vinh đã có những lời khuyên tới các đàn em. Trong đó Công Vinh nhấn mạnh rằng chơi bóng ở Nhật Bản chỉ năng lực bản thân mới giúp cầu thủ giành suất đá chính, không có chuyện tác động hậu trường để được ra sân thi đấu nếu tập hời hợt. Vì thế, Công Phượng, Tuấn Anh sẽ phải nỗ lực không ngừng nghỉ!

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm