| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 10/12/2012 , 14:02 (GMT+7)

14:02 - 10/12/2012

Công thức và nghiệm số

Ngay sau khi Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh tụt hạng Việt Nam về chỉ số minh bạch, có 2 sự kiện cùng xảy ra liên quan đến vấn đề này.

Ảnh minh họa
Ngay sau khi Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh tụt hạng Việt Nam về chỉ số minh bạch, có 2 sự kiện cùng xảy ra liên quan đến vấn đề này.

Thứ nhất lại hội nghị của Ủy ban Pháp luật (tổ chức tại Đà Nẵng) nhiều đại biểu dân cử (ĐBQH, ĐB HĐND) đồng loạt yêu cầu tăng cường các biện pháp nhằm giám sát, kiểm soát quyền lực, tránh việc những người có quyền lực cấu kết với nhau đưa ra các quyết định phục vụ cho 1 nhóm lợi ích, đi ngược lại lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân, như lời Thủ tướng Chính phủ vừa phát biểu tại Hải Phòng vừa qua. Mà ở đó vai trò của các cơ quan dân cử phải được đề cao, cơ quan nắm giữ quyền lực phải chịu trách nhiệm giải trình và chế tài. 

Thứ hai, tại đối thoại phòng chống tham nhũng (PCTN, vừa tổ chức tại Hà Nội) vấn đề công khai, minh bạch lại một lần nữa được các nhà tài trợ quốc tế đặt ra một cách mạnh mẽ với Chính phủ. Trước thềm đối thoại, một đại biểu quốc tế đã công bố "công thức" tham nhũng rất nổi tiếng mà họ đúc kết được: Tham nhũng = Quyền lực + Tùy tiện - Trách nhiệm giải trình!

Thực tế thì thời gian gần đây trách nhiệm giải trình đang được thúc đẩy mạnh mẽ, mà ở đó việc tạo điều kiện cho báo chí, với tư cách là tai mắt cho dư luận xã hội, được Chính phủ cực kỳ quan tâm. Mới nhất, việc một phóng viên ở Cần Thơ bị cản trở hành hung khi đang tác nghiệp đã được Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo làm rõ và xử lý đã nói lên điều đó. Và yêu cầu tạo điều kiện tốt hơn nữa cho báo chí cũng là khuyến cáo quan trọng của các nhà tài trợ trong đối thoại PCTN với Chính phủ mới đây.

Tuy nhiên những nỗ lực từ phía Chính phủ dường như chưa đủ. Không phải ngẫu nhiên mà đối thoại PCTN lần này chọn chủ đề về công tác PCTN tại địa phương, bởi kinh nghiệm của các nước phát triển thì sự xoay chuyển nên bắt đầu từ cơ sở và từ những vấn đề cụ thể chứ không phải là những phát biểu đao to, búa lớn. Thế nhưng trong khi năng lực của các thiết chế giám sát tại địa phương còn chưa được củng cố và tăng cường, các nhà báo đưa tin tham nhũng tại địa phương còn rất chật vật, bị đe doạ, trả đũa, hành hung thì quyết tâm và hành động từ Trung ương sẽ lại là một hình thức kiểm soát quyền lực hiệu quả.

Vì thế với việc sửa đổi Luật PCTN vừa được thông qua chuyển cơ quan chỉ đạo PCTN ra khỏi khối hành pháp, tăng cường yêu cầu về minh bạch tài sản, thu nhập của các đối tượng có nguy cơ cao tham nhũng, cộng với việc nâng cao vai trò của các thiết chế giám sát quyền lực (đại biểu dân cử, báo chí) thì dường như "nghiệm số" cho "công thức" tham nhũng đã thấp thoáng đâu đây...

Đó chính là "kiểm soát quyền lực" mà văn kiện đại hội XI của Đảng đã vạch rõ!

Bình luận mới nhất