| Hotline: 0983.970.780

Công trình thủy lợi miền Trung: "Run rẩy" trong lũ lớn

Thứ Tư 19/10/2011 , 09:24 (GMT+7)

Điều nguy hại là tại khu vực miền Trung, phần lớn những công trình thủy lợi đã quá “già nua”.

Thi công hồ chứa nước Chí Hòa (Phù Mỹ)
Kiểm tra chuỗi thủy văn, các nhà chuyên môn nhận thấy trong thời gian từ năm 1964 đến nay, do chế độ khí hậu thất thường đã hình thành nhiều trận mưa liên tục, gây lũ chồng lũ trên địa bàn miền Trung tạo ra những cơn lũ quét, lũ kép. Điều nguy hại là tại khu vực này, phần lớn những công trình thủy lợi đã quá “già nua”.

Phần lớn hồ chứa trên khắp cả nước được xây dựng từ những thập niên 60-70-80 (thế kỷ 20). Đó là giai đoạn nền kinh tế của đất nước còn khó khăn nên hầu hết được xây dựng trong tình trạng thiếu vật tư. Khi ấy, công tác quản lý chất lượng công trình cũng chưa được xem trọng nên nhiều công trình nhanh chóng xuống cấp. Do xuống cấp hàng loạt, Nhà nước không đủ kinh phí để duy tu, sửa chữa đồng thời nên trong nhiều năm nay, nhiều công trình vẫn đang được vận hành trong tình trạng hư hỏng, quá sức.

Ông Nguyễn Văn Phú- GĐ Công ty TNHH KTCTTL Bình Định cho biết: “Bình Định hiện có 159 hồ chứa nước lớn nhỏ, ngoài 14 hồ chứa lớn do công ty quản lý là bảo đảm an toàn, số còn lại do địa phương quản lý hầu hết đã có trên dưới 40 tuổi, được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp thủ công, thiết kế sơ sài, thiết bị thi công kém nên đã... lung lay. Mặc dù hàng năm tỉnh đã chi hàng chục tỷ đồng cho việc sửa chữa các công trình lớn, chỉ đạo, đôn đốc UBND các huyện phải kịp thời sửa chữa các công trình do cấp huyện quản lý nhưng hiện vẫn còn hàng chục hồ trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng”.

Báo cáo mới nhất của Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định cho hay: Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định có 30 hồ chứa không bảo đảm an toàn, trong đó có 20 hồ đã hư hỏng nặng, có nguy cơ xảy ra sự cố khi có mưa lũ lớn.

Đáng quan ngại hơn khi tần suất lũ của các công trình trước đây chỉ được thiết kế 10% trong khi càng về sau lượng mưa có cường suất ngày càng cao hơn, tổng lượng mưa ngày càng lớn hơn nên nguy cơ mất an toàn của các công trình là rất lớn. Ngay cả những hồ chứa lớn đã được Bộ NN-PTNT cấp kinh phí sửa chữa, nâng cấp như: hồ Núi Một, hồ Hội Sơn (Bình Định) khi xét về tiêu chuẩn chống lũ hiện hành (TCVN 285-2002) vẫn còn thấp, nếu gặp thời tiết bất lợi thì sự mất an toàn vẫn có thể xảy ra.

“Cống lấy nước của hồ Núi Một đang bị rò nước qua các khớp nối, bê tông bị xâm hại nghiêm trọng. Nếu không có kinh phí sữa chữa kịp thời thì chỉ vài năm nữa thấm lớn sẽ gây nguy cơ vỡ đập. Bên cạnh đó, đập Tháp Mão (An Nhơn) được xây dựng từ năm 1963 bằng vật liệu đá xây nên giờ kết cấu đã rệu rã, nước rò rỉ nhiều nơi. Đập Lão Tâm (Phù Cát) xây dựng từ năm 1961 hiện phía sau hạ lưu đã bị xói sâu không biết trôi khi nào. Khẩu độ thoát lũ của 2 con đập trên rất hẹp, chỉ đạt 50-60% so với yêu cầu nên cần được cải tạo kịp thời”, ông Nguyễn Văn Phú cho biết thêm.

“Dãy núi Đông Trường Sơn chạy dọc miền Trung từ Quảng Bình trở vào đã làm cho những mùa mưa càng trở nên khắc nghiệt, vì nước mưa tuôn xuống từ dãy núi này (có nơi cao đến 1.100m) tạo nên thủy lực lớn trở thành mối đe dọa cho các công trình thủy lợi”, ông Nguyễn Hoài Phương-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam.

Ở Quảng Nam, tình hình hồ đập cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang có 72 hồ chứa nước thì chỉ có 17 hồ lớn (trên 1 triệu m3), số còn lại hầu hết là nhỏ, được xây dựng thiếu bền vững và cũng đã “cao niên” do các địa phương quản lý, nhiều hồ đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Đọc mục “hiện trạng công trình” trong “Bản thống kê hồ chứa nước trên địa bàn Quảng Nam”, chúng tôi nhận thấy “xói lở mái hạ lưu, thượng lưu đập; tràn xả lũ và cống lấy nước bị hư hỏng nặng; lòng hồ bị bồi lấp...” là tình trạng phổ biến trên hầu hết các hồ chứa của tỉnh này. Ông Nguyễn Hoài Phương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam bức xúc: “Những công trình dưới 1 triệu mét khối nước do các địa phương quản lý xuống cấp mạnh, lại không được chăm sóc chu đáo. Đây là những mối họa dễ thấy trước diễn biến mưa lũ ngày càng nghiêm trọng”.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm