| Hotline: 0983.970.780

Công trình xây dựng hồ chứa nước Đá mài: Khẩn trương để kịp chặn dòng

Chủ Nhật 12/12/2010 , 08:33 (GMT+7)

Những ngày cuối năm 2010, các đơn vị thi công đang hối hả làm việc để kịp kế hoạch chặn dòng vào quý 1/2011.

Những ngày cuối năm 2010, tại công trình xây dựng hồ chứa nước Đá mài- Tân kim ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, các đơn vị thi công đang hối hả làm việc để kịp kế hoạch chặn dòng vào quý 1/2011, mang dòng nước mát về tưới cho ruộng đồng đang khô hạn.

Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, mùa đông xuân và hè thu 2011 sẽ có khô hạn lớn nên công việc chủ động nước tưới tiêu, chống hạn là rất quan trọng.  

Dù thời tiết mưa gió nhưng công nhân của Cty CP XL Dầu Khí 1 vẫn tranh thủ thi công phần việc cho phép

Khẩn trương thi công

Cty CP Xây lắp Dầu Khí 1 trúng thầu thi công phần đập chính, đập phụ và nhiều hàng mục quan trọng khác của công trình hồ chứa nước Đá mài- Tân kim. Ông Bùi Đức Mừng- Chỉ huy trưởng đơn vị thi công của Cty , cho biết: “Tiến độ công việc của năm 2010 đã hoàn thành từ đầu tháng 12/2010. Chúng tôi đã đắp hoàn thành đập phụ 1, đập phụ 2, cống dẫn nước từ đập chính, hoàn thành hạng mục khoan phụt xử lý chống thấm.Hiện đơn vị đang đắp đập chính được một khối lượng công việc khá lớn...” Anh Mùng nói làm đập rất khó, chỉ cần thời tiết mưa một ngày là sau đó phải nghỉ mất gần mười ngày đợi đất khô mới có thể trở lại tiếp tục thi công được. 

Hôm tôi có mặt tại công trường, công nhân của đơn vị đang tận dụng thời gian giữa mưa gió để đắp đất sét chống thấm cho cống dẫn nước. Ông Nguyễn Phi Hùng- Chủ tịch HĐQT của Cty CPXL Dầu Khí 1,cho biết: “Theo kế hoạch, cuối quý 1/2011 công trình sẽ được chặn dòng để dẫn nguồn nước mát về tưới cho ruộng đồng đang khô hạn. Nên anh em công nhân đang rất khẩn trương làm việc để kịp tiến độ. Với công trình thuỷ lợi này, chậm ngày nào là sẽ thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp vậy nên chúng tôi rất quyết tâm”.

Trồng cỏ trên thân đập

Ở phần hạ lưu công trình, Cty CP Trang Sinh trúng thầu thi công phần kênh mương và dọn dẹp lòng hồ cũng đang khẩn trương công việc. Ông Lê Phước Viện- Giám đốc Cty, cho biết: “Với người nông dân vùng khô hạn này, dòng nước ngọt cần hơn lúc nào hết. Do vậy, chúng tôi quyết tâm để công trình kịp tiến độ của Trung ương và tỉnh giao ”. Gần hàng chục km kênh mương dẫn nước từ đập chính về nội đồng đã được Cty thi công cơ bản hoàn thành.   

Tưới gần 1500 ha lúa và màu

Dự án Hồ chứa nước Đa mài- Tân kim do Bộ NN-PTNT phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 189 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào tháng 3/2010. Thiết kế, ở phần đấu mối gồm có hai hồ chứa nước là hồ Đá mài và hồ Tân kim. Tổng thể gồm đập chính tạo hồ, đập phụ, tràn xã lũ, tràn sự cố, cống lấy nước và hệ thống kênh mương dẫn nước có chiều dài hàng chục km.Diện tích đất sử dụng vĩnh viễn phục vụ công trình đến 327 ha.  

Hệ thống kênh mương từ công trình nối về ruộng đồng được Cty CP Trang Sinh thi công hoàn thành

Ông Lê Quang Lam- Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng NN-PTNT Quảng Trị , cho biết thay đổi lớn lao nhất là công trình Đá mài- Tân kim sẽ cung cấp đủ nước tưới cho gần 1.500 ha lúa và màu của huyện Cam Lộ, trong đó diện tích tưới cho lúa gần 900 ha. Một hệ thống các xã ở phía Bắc như Cam Tuyền, Cam Thuỷ, Cam Thanh, Cam Hiếu thuộc huyện Cam Lộ và phường Đông Thanh của thành phố Đông Hà sẽ không còn bị hạn, mặn tàn phá nữa . 

Đến thăm và động viên các đơn vị đang thi công trên công trình, ông Nguyễn Công Phán- Bí thư kiêm Chủ tịch huyện Cam Lộ, trăn trở : Cam Lộ là nơi thường xuyên bị khô hạn nặng, nhiều năm hàng tháng liền không có mưa, ruộng đồng nứt nẻ toang hoác, người dân chỉ biết ngước mặt kêu trời. Khi công trình xây dựng hồ chứa nước Đá mài- Tân kim hoàn thành, đưa vào khai thác có ý nghĩa rất lớn về kinh tế- xã hội, không những cắt được khô hạn cho vùng trọng điểm lúa , mà còn là một cú hích mạnh mẽ góp phần thay đổi tích cực cho nền kinh tế thuần nông của huyện Cam Lộ.

Ngoài tưới tiêu, công trình còn có vai trò quan trọng góp phần phòng chống lũ lụt gây ngập ứng, nâng cao mực nước ngầm trong lòng đất, tạo nguồn nước sinh hoạt cho người dân,  góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, nuôi trồng thuỷ sản...tạo thêm nhiều việc làm cho người dân trong vùng. Khi ấy Cam Lộ sẽ không còn là vùng đất của “ những ruộng đói mùa/ những đồng đói cỏ” như xưa nữa.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm