| Hotline: 0983.970.780

Công ty cao su Chư Prông sẽ khai thác vượt kế hoạch

Thứ Tư 06/04/2016 , 06:10 (GMT+7)

Kế hoạch của Cty năm 2016 khai thác 6.800 tấn mủ, tổng doanh thu 224,74 tỷ đồng, lợi nhuận 17,6 tỷ, tiền lương bình quân đạt 4 triệu đồng/người/tháng.

Thời tiết khô hạn, giá mủ cao su xuống thấp đã ảnh hưởng đến hoạt động SX, kinh doanh của Cty TNHH MTV Cao su Chư Prông. Do vậy ngay từ đầu năm 2016, Ban lãnh đạo Cty đã đề ra nhiều giải pháp phấn đấu hoàn thành kế hoạch.

Ông Phan Sỹ Bình, Tổng giám đốc Cty cho biết hiện Cty có hơn 5.225ha cao su kinh doanh. Năm 2016, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao kế hoạch khai thác 6.550 tấn mủ nhưng Cty phấn đấu khai thác 6.800 tấn, trồng tái canh 254,5ha cao su.

Tất cả những diện tích trồng tái canh được trồng bằng bầu hạt ổn định từ 1 đến 2 tầng lá, định hình vườn cây với tỷ lệ cây sống đạt trên 90% và tăng trưởng bình quân toàn vườn 4 tầng lá trở lên.

Qua 39 năm xây dựng và phát triển, đến nay địa bàn hoạt động cua Cty đã trở thành vùng kinh tế quan trọng của huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai và tạo công ăn việc làm cho 3.122 lao động, trong đó có 1.273 lao động là đồng bào dân tộc, chiếm hơn 40%.

Theo Quyết định 42/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 52/2013/TT-BTC về việc hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, Cty đề nghị Nhà nước hướng dẫn tổ chức thực hiện việc chi trả hỗ trợ 20% định mức cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, hiện nay việc SX, kinh doanh cao su gặp rất nhiều khó khăn, do đó nếu giải quyết kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ giúp tăng thu nhập cho người lao động, tránh tình trạng công nhân là đồng bào dân tộc bỏ việc hàng loạt.

Theo ông Bình, năm 2015 lần đầu tiên Cty phải điều chỉnh giảm sản lượng khai thác 1.000 tấn mủ, nguyên nhân là do hạn hán đã ảnh hưởng nặng nề đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cao su. Nhưng một số lĩnh vực khác của Cty kinh doanh vẫn có lãi như sản xuất cà phê, phân bón vi sinh, chế biến gỗ cao su...

Kế hoạch của Cty năm 2016 khai thác 6.800 tấn mủ, tổng doanh thu 224,74 tỷ đồng, lợi nhuận 17,6 tỷ, tiền lương bình quân đạt 4 triệu đồng/người/tháng. Để đạt được kế hoạch trên Cty đã đề ra nhiều giải pháp như nâng cao năng suất vườn cây, năng suất lao động, tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ và đặc biệt là triệt để tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm…

Đối phó với khó khăn, Cty đã triển khai nhiều biện pháp đặc biệt là tiết giảm chi phí, do vậy năm 2015, Cty đạt lợi nhuận trên 12 tỷ đồng, đảm bảo việc làm cho lao động, nhất là lao động dân tộc thiểu số, với mức thu nhập hơn 3,6 triệu đồng/người/tháng. Các chế độ, chính sách của người lao động được chi trả đầy đủ.

Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn thời gian qua, ông Phan Sĩ Bình cho biết, Cty đã thực hiện khoán vật tư, nhiên liệu, điện năng, tỷ lệ hao hụt mủ chế biến đối với 2 dây chuyền mủ cốm và dây chuyền mủ ly tâm dựa trên định mức chi phí nhân công cũng như tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu…

Đồng thời các đơn vị phụ thuộc phải căn cứ điều kiện thực tế để chuyển chế độ cạo D3 sang D4 cho phù hợp, đảm bảo 3 điều kiện là ổn định năng suất vườn cây, ổn định lao động và tiết kiệm chi phí.

Việc tái cơ cấu đã được Cty thực hiện nhiều năm nay để nâng cao chất lượng sản phẩm mủ, mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng sản phẩm chế biến từ cao su.

Đặc biệt trong công tác chế biến mủ cao su, Cty đã đầu tư xây dựng hệ thống Spill Way khử Amoniac giảm hóa chất đánh đông và xử lý nước thải. Tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp và sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đồng thời làm tốt công tác thị trường, sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng, chú trọng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như mủ latex cô đặc, mủ cốm CV 50, CV 60.

Chính vì nhận thức rõ ràng về thị trường tiêu thụ, về chất lượng và chủng loại sản phẩm nên nhiều năm qua, Cty đã chủ động được đầu ra bằng việc xuất khẩu trực tiếp nên đã nâng cao giá bán.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm