| Hotline: 0983.970.780

Công ty Cao su Phú Riềng: Dấu ấn 30 năm...

Thứ Sáu 05/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

Cty Cao su Phú Riềng được thành lập ngày 6/9/1978 để thực hiện hiệp định giữa VN và Liên Xô trồng 50.000 ha cao su.

Nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương (thứ hai từ trái sang) và ông Nguyễn Tấn Hưng- Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước thăm Cty

Khởi đầu nan 

Với ý tưởng 1 triệu ha cao su của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Phú Riềng- vùng đất bazan màu mỡ, hoang vu, rừng thiêng nước độc nhưng có bề dày lịch sử của công nhân cao su được chọn là điểm đột phá. Và Cty Cao su Phú Riềng được thành lập ngày 6/9/1978 để thực hiện hiệp định giữa VN và Liên Xô trồng 50.000 ha cao su.  

Khởi thủy, Cty chỉ có 23 CBCNV, sau đó lớn dần lên nhờ sự tăng viện của Binh đoàn 23 – Quân khu 7, rồi tiếp nhận thêm các nông trường thuộc tỉnh Sông Bé quản lý, tiếp nhận lực lượng lao động tại chỗ, lực lượng kinh tế mới, lực lượng từ một số nông trường phía Bắc…Đến 1984, "đại công trường" cao su Phú Riềng đã có trên 18.000 lao động, 41.000 nhân khẩu, 18 nông trường cao su và các XN, cơ quan phụ trợ. Trên vùng đất hoang vu, rừng thiêng nước độc, nhiều bom mìn, thiếu ăn mà mỗi năm trồng mới được 4.000 – 5.000 ha cao su thì quả là kỳ diệu. 

Khủng hoảng kinh tế sau giải phóng không cho phép Cty Cao su Phú Riềng triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch. Việc lo cái ăn cho hơn 40.000 người qua cơn đói của những năm đầu thập kỷ 80 còn quan trọng hơn. Xí nghiệp đời sống của Cty phình to, bươn chải khắp trong Nam ngoài Bắc nhưng vẫn không xuể, hàng trăm máy móc thiết bị không được bảo trì, bảo dưỡng, không có phụ tùng thay thế phải thanh lý. Người đói rách thì cây cao su cũng không thể no đủ và 7.000 ha cao su èo uột là một hệ quả tất yếu. Cao su Phú Riềng được ví như con voi sa vào bãi lầy, càng cố bươn lên lại càng lún xuống. 

“Đá thử vàng”, hoàn cảnh ngặt nghèo đã thử thách truyền thống Phú Riềng đỏ năm nào. Trong cuộc chiến với đói nghèo và lạc hậu ấy, họ đã không đơn độc. Những người trong cuộc cũng xốc lại đội ngũ và tổ chức lại, từ 25 đơn vị trực thuộc tinh gọn lại còn 16 đơn vị và con số CBCNV cũng giảm xuống chỉ còn 6.460. Bộ máy quản lý chỉ còn 3,6%, giảm 11,4% so với trước. Kế hoạch sản xuất cũng được điều chỉnh với phương châm “Lấy củng cố vườn cây đã trồng làm chính, lấy chất lượng làm đầu không chạy theo số lượng, thực hiện khai hoang trồng mới chủ yếu bằng cơ giới”. 

Cùng với gia tăng năng suất, sản lượng, giá cao su tăng mạnh từ năm 2004 đến nay đã làm tăng lên nhiều giá trị vườn cây, năm 2007 giá trị sản lượng của Cty đạt 1.071 tỷ đồng, cao gấp 10 lần so với năm 1997. Tiền lương của công nhân cũng đã được tăng lên theo tỷ lệ tương ứng, từ 738.000đ/người/tháng năm 1997 đã tăng lên 6.700.000đ vào năm 2007, chưa kể khoản tiền thưởng bình quân 6,5 triệu/người. Nhiều hộ có thu nhập trên 200 triệu/năm.

Thu nhập của CBCNV và lao động ở Cty Cao su Phú Riềng không chỉ từ cao su mà còn từ VAC và các dịch vụ khác. Giai đoạn 2001-2005, thu nhập kinh tế phụ đạt bình quân 20,2 triệu/hộ đã tăng lên 44,5 triệu/hộ ở năm 2007. Từ năm ngoái, anh Bùi Thiện Hậu, GĐ Nông trường 6 có tên mới – Giám đốc Bò – Dê - Điểu. Số là anh được giao trách nhiệm phát triển một mô hình kinh tế mới – chăn nuôi gia súc. Giữa hun hút cánh rừng cao su, một khoảng trống bất ngờ lộ ra, đó là cánh đồng trồng cỏ Úc- loại cỏ nuôi bò sữa, hiện trang trại nuôi trên 263 con bò thịt giống Úc, một trại đà điểu 30 con và một trại nuôi dê Úc. 

Trụ lại và đi lên 

Quyết tâm bám trụ của tập thể cán bộ công nhân viên đã dần lấy lại thế cân bằng và cùng với sự phát triển của đất nước, cao su Phú Riềng tiếp tục đi lên. Khẩu hiệu “công nhân giàu, công ty mạnh” được thấm nhuần trong chỉ đạo và thực hiện. Một loạt các biện pháp đổi mới quản lý kinh tế theo hướng trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đơn vị, công nhân được áp dụng mà nòng cốt là khoán sản lượng, tăng cường giám sát kỹ thuật, bộ máy theo ISO 9001.

Các TBKT mới về giống, phương pháp trồng, kích thích mủ, sử dụng máng che mưa…được triển khai. Năm 2003 đánh dấu thành quả lớn lao của sự nỗ lực bền bỉ và quyết liệt khi năng suất vườn cây đạt 1.350 kg mủ/ha so với 973 kg/ha của năm 1997. Từ đấy năng suất vườn cây cứ tăng lên mãi, đến 2007, toàn Cty đã đạt 2.069 kg/ha, sản lượng đạt 30.000 T, mức mà năm 2003 không ai nghĩ đến.

Ông Lê Quang Thung, TGĐ Tập đoàn Công nghiệp cao su VN:

Phú Riềng là 1 trong 7 Cty tham gia CLB 2T/ha; Giá trị sử dụng đất được nâng cao từ 60 triệu/ha/2006 lên 80 triệu/ha/2008. Nếu theo tiêu chí 50 triệu/ha thì Phú Riêng đã đạt 5 năm nay. Đời sống CBCNV năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2008 có nhiều khó khăn do lạm phát nhưng Phú Riềng vẫn đạt mức tăng trưởng 20%, cao nhất Tập đoàn.              

Ông Nguyễn Tấn Hưng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước:

Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ Cty luôn là một tập thể gương mẫu, nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh toàn diện. Sắp tới đề nghị Đảng ủy và Ban lãnh đạo Cty đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN, đề ra chiến lược nâng cao hơn nữa hiệu quả SXKD, phát huy cao độ những thành quả đã đạt được, tạo nguồn lực mạnh mẽ nhằm đẩy nhanh và bền vững tốc độ phát triển.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất