| Hotline: 0983.970.780

Công ty cổ phần - giải pháp phát triển lúa gạo bền vững

Chủ Nhật 01/04/2012 , 13:35 (GMT+7)

Từ khi tham gia xuất khẩu gạo cho đến nay (1989 - 3/2012), Việt Nam đã xuất khẩu trên 84,6 triệu tấn gạo, đạt trị giá trên 25 tỉ đô la Mỹ.

Làm gì để sản xuất lúa gạo phát triển ổn định, tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL- vùng chiếm đến 96% lượng gạo xuất khẩu cả nước - được bền vững; tăng thu nhập cho người nông dân - lực lượng đảm nhận trên 50% khối lượng công việc trong chuỗi giá trị từ “sản xuất đến tiêu thụ lúa gạo”?

 
Nông dân hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành, huyện Cai Lậy, Tiền Giang “khoe” giống lúa chất lượng cao được bao tiêu sản phẩm của mình - Ảnh: Trung Chánh

Đó là những câu hỏi đã được các chuyên gia ngành nông nghiệp Việt Nam đem ra mổ xẻ tại hội thảo: “Những giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL” được tổ chức tại Đồng Tháp vào sáng 30-3.

25 tỉ đô la xuất khẩu gạo

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, trong những năm qua tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng cao, cả về khối lượng lẫn giá trị. Cụ thể, trong vòng 6 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt con số khá ẩn tượng, gần 34 triệu tấn, trị giá trên 14,1 tỉ đô la Mỹ.

Như vậy, từ khi tham gia xuất khẩu gạo cho đến nay (1989 - 3/2012), Việt Nam đã xuất khẩu trên 84,6 triệu tấn gạo, đạt trị giá trên 25 tỉ đô la Mỹ.

“Dù xuất khẩu gạo luôn tăng lên nhưng nó vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể, các công trình phụ trợ phục vụ cho bảo quản, chế biến xuất khẩu gạo vẫn yếu và thiếu, vì vậy khả năng tạm trữ khi tình hình xuất khẩu gặp khó khăn vẫn chưa đáp ứng”- ông Biên khẳng định.

Chính điều này đã dẫn đến những bất cập khác, chẳng hạn là người nông dân trực tiếp sản xuất lúa phục vụ cho xuất khẩu gạo thường xuyên bị ép giá, rơi vào cảnh được mùa, mất giá mà các doanh nghiệp xuất khẩu đổ lỗi do tình hình xuất khẩu gặp khó khăn.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ đông xuân này, chỉ riêng khu vực ĐBSCL đã có 1,6 triệu héc ta được xuống giống, dự kiến cho sản lượng khoảng 11 triệu tấn, tương đương 5,5 triệu tấn gạo.

Sau khi khấu trừ cho sử dụng nội địa, lượng gạo còn dư ra phục vụ cho xuất khẩu trên 3,5 triệu tấn, thu một lượng lớn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia. Thế nhưng, lợi nhuận người nông dân được hưởng không được bao nhiêu, thậm chí còn giảm dần qua các năm vì những lý do khác nhau.

Giáo sư- Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo - một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp khẳng định: “Mặc dù sản lượng lúa ngày càng tăng, lượng gạo xuất khẩu đã vượt ngưỡng 7 triệu tấn/năm, nhưng lợi tức của người nông dân trồng lúa không tăng tương xứng, đời sống của nông dân còn nghèo nàn”.

Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, trong khi giá lúa không tăng được bao nhiêu thì giá vật tư nông nghiệp đã tăng rất nhanh kể từ năm 2001 đến nay. Cụ thể, giá phân bón đã tăng gấp 4 lần; thuốc bảo vệ thực vật tăng 2-3 lần.

“Chúng ta có thể thấy được sự nghèo nàn của người nông dân là mỗi khi đến vụ thu hoạch lúa, người nông dân nào cũng nôn nóng bán lúa cho nhanh để trang trải nợ nần, thương lái ép giá bao nhiêu cũng phải bán, ít có ai muốn “neo” (giữ lại - PV) lúa lại”- ông Võ Tòng Xuân nói.

Công ty cổ phần nông nghiệp- lựa chọn hoàn hảo?

Việc tìm ra một hướng đi để ngành lúa gạo phát triển ổn định từ sản xuất đến tiêu thụ là một đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết, chẳng những giúp tăng giá trị ngành hàng lúa gạo mà lợi tức của người nông dân thu được theo đó cũng tăng lên.

Theo Giáo sư- Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, không cách nào khác để thực hiện được vấn đề này là phải thực hiện công ty cổ phần nông nghiệp.

“Muốn làm được điều này, chúng ta phải có một giải pháp đồng bộ, cả chỉ đạo lẫn thực hiện, phải có nông dân kiểu mới (nông dân được đào tạo tay nghề - PV), phải gắn kết sản xuất lúa gạo từ nguyên liệu đến thành phẩm, có thương hiệu mạnh đưa ra thị trường. Từ đó lợi tức được phân bổ lại cho các thành phần tham dự, trong đó, đảm bảo cho nông dân luôn có cơ hội tích lũy lợi tức, doanh nghiệp cũng bảo đảm mức thu nhập”- ông Xuân cho biết.

Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, mô hình này sẽ giúp nông dân ngày càng gắn kết với nông nghiệp hơn vì họ cảm thấy mình được làm chủ. Doanh nghiệp thì không phải chịu áp lực về tài chính, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, không có chuyện o ép giá nông dân…

Thực tế, trong quá trình tiến tới mô hình công ty cổ phần nông nghiệp, ngành nông nghiệp cũng đã áp dụng nhiều mô hình “tiếp cận” tương đối hiệu quả, chẳng hạn như mô hình hợp tác giữa nông dân của hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang với Công ty cổ phần ADC về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo với thương hiệu gạo Tứ Quý hay mô hình liên kết giữa cụm nông dân tỉnh An Giang với Công ty Nhật Kitoku về sản xuất lúa Nhật và đã xuất khẩu thành công.

Theo nhiều chuyên gia tham dự hội nghị, những mô hình liên kết trên là tiền đề quan trọng giúp tiến tới thành lập và nhân rộng mô hình công ty cổ phần nông nghiệp theo từng khu vực rồi tiến dần đến toàn vùng ĐBSCL.

“Có nhiều cách làm nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam, nhưng công ty cổ phần nông nghiệp là một cách làm mới, thúc đẩy phát triển ngành lúa gạo Việt Nam. Qua mô hình này, lúa hàng hóa làm ra sẽ có địa chỉ tiêu thụ, lợi tức của nông dân được tăng lên, doanh nghiệp cũng giàu lên, góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển bền vững”, ông Xuân nói.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến cuối tháng 3, 89 doanh nghiệp hội viên của VFA (được phân bổ chỉ tiêu) đã thu mua tạm trữ trên 500.000 tấn gạo trên tổng số 1 triệu tấn gạo tạm trữ từ ngày 15/3-30/4, chiếm trên 50% khối lượng. Như vậy, bình quân mỗi ngày có khoảng 33.000 tấn gạo được thu mua tạm

Theo TBKTSG

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm