| Hotline: 0983.970.780

Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm: Đã, đang và sẽ mãi là hữu cơ

Thứ Sáu 19/02/2016 , 13:49 (GMT+7)

Khởi nguồn từ một cơ sở sản xuất tại KCN Tân Phú Trung (Củ Chi, TPHCM), đến nay, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã có 7 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ trải đều trên khắp cả nước, 13 công ty thành viên chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm hữu cơ trong nước và quốc tế.


Ông Nguyễn Thanh Vĩnh

Khởi nguồn từ một cơ sở sản xuất tại KCN Tân Phú Trung (Củ Chi, TPHCM), đến nay, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã có 7 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ trải đều trên khắp cả nước, 13 công ty thành viên chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm hữu cơ trong nước và quốc tế.

Trao đổi với Tạp chí Nông Thôn Việt, ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm khẳng định, chiến lược phát triển cốt lõi của Quế Lâm là hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Định hướng này đã được cha ông là ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm, đeo đuổi mấy chục năm qua.

Có thể nói Tập đoàn Quế Lâm là một trong những đơn vị đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các loại phân bón hữu cơ và các loại phân bón có nguồn gốc từ hữu cơ. Nguyên nhân khiến ông Nguyễn Hồng Lam mê mải với các dự án liên quan đến hữu cơ, theo ông đơn giản vì ông xuất thân nông dân.

Ông nói: “Tôi luôn muốn trả ơn cho đất, vì đất đã vì người mà suốt đời tần tảo”. Phân hữu cơ, với những tác dụng hoàn lại và bổ sung hàm lượng hữu cơ bị thiếu hụt cho đất; làm cho đất tơi xốp, giữ được độ ẩm, tăng khả năng hấp thụ của cây trồng; giữ được độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, sẽ giúp ông thực hiện được nguyện vọng của mình. Trong hơn một thập kỷ qua, Tập đoàn Quế Lâm đã sản xuất và tiêu thụ được nhiều triệu tấn phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp.

Năm 2011, Tập đoàn Quế Lâm đã cùng với các nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài Tập đoàn xây dựng đề án sản xuất nông sản lúa - gạo hữu cơ Quế Lâm. Đến nay, Đề án đã được triển khai tại 12 tỉnh thành, với 200 điểm thực hiện tại nhiều huyện xã của các tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Sau mấy năm xây dựng và tổ chức thực hiện, dự án sản xuất nông sản hữu cơ tại các địa phương đã thu được những kết quả hết sức to lớn, đặc biệt lúa hữu cơ đã được nâng cao giá trị hàng hóa, đem lại nguồn lợi lớn cho nông dân.

Điểm quan trọng là đã làm thay đổi nhận thức của người dân và phương pháp canh tác từ vô cơ sang hữu cơ; làm giảm hẳn rõ rệt việc dùng thuốc trừ sâu; thậm chí có địa phương không còn dùng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

Không dừng lại ở đó, ông Nguyễn Thanh Vĩnh cho biết, những năm gần đây, Tập đoàn Quế Lâm đã liên kết với các đơn vị sản xuất từ việc đầu tư giống, quy trình chăm bón đến tiêu thụ để tạo ra chuỗi giá trị nông sản hữu cơ bền vững, sạch, có lợi cho sức khỏe con người. Từ thành công của gạo hữu cơ, Quế Lâm đã và đang nghiên cứu cho ra đời trà hữu cơ, tiêu hữu cơ, thanh long hữu cơ, cà phê hữu cơ, rau củ quả hữu cơ, …

Bước đầu, đã được người tiêu dùng quan tâm, tin dùng trên phạm vi cả nước. Nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, tháng 10/2015, Tập Đoàn Quế Lâm đã khởi công xây dựng dự án “Siêu thị nông sản hữu cơ Quế Lâm” tại thành phố Huế, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 3/2016. Trải qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Quế Lâm luôn xác định: đã, đang và sẽ mãi song hành với hai từ “hữu cơ”, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

Xem thêm
Lộc Trời ra mắt 2 sản phẩm sinh học mới

CẦN THƠ Ngành Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời đã chính thức công bố, ra mắt hai bộ giải pháp canh tác sinh học với các sản phẩm dành riêng cho cây lúa NEMACES và ANMITE 40SC.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm