| Hotline: 0983.970.780

Công ty Điện lực Hưng Yên: Đa dạng hóa các hình thức thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt

Thứ Sáu 06/12/2019 , 09:54 (GMT+7)

Đây chính là khâu đột phá trong giao dịch thanh toán tiền điện, qua đó, góp phần giúp khách hàng (KH) giao dịch thuận tiện, nhanh chóng và an toàn nhất.

Thực hiện nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về việc chỉ đạo các Công ty Điện lực (PC) phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian để thu hộ tiền điện, thời gian qua, PC Hưng Yên đã tập trung triển khai tích cực công tác này. 
 

82,64% khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt

Để đẩy mạnh hình thức thanh toán tiền điện qua ngân hàng, từ năm 2016, PC Hưng Yên đã vận động 100% CBCNV-LĐ trong Công ty hưởng ứng và sử dụng hình thức thanh toán tiền điện mới. Đồng thời, Công ty còn tổ chức các hội nghị bàn về giải pháp nâng cao tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng và cử đoàn công tác đến làm việc cụ thể với từng ngân hàng, thống nhất phương thức tuyên truyền đến người dân để triển khai có hiệu quả việc thu hộ tiền điện.

PC Hưng Yên tiếp xúc khách hàng là doanh nghiệp để giới thiệu và đề nghị thanh toán tiền điện điện tử.

Bên cạnh đó, PC Hưng Yên đã tiến hành nhiều đợt quảng bá về các tiện ích thanh toán tiền điện qua ngân hàng tới KH dưới nhiều hình thức, như: Treo băng rôn; cổ động tuyên truyền; đăng thông tin trên website và trên các mạng xã hội Facebook; Zalo; thông báo bằng email; vận động trực tiếp khi khách hàng đến giao dịch. Đặc biệt, lực lượng CBCNV-LĐ trong Công ty đã đi đến từng nhà dân, khu phố để phát tờ rơi, tuyên truyền, giúp khách hàng làm thủ tục đăng ký và vận động trực tiếp các hộ gia đình, tổ chức, cơ quan đoàn thể thực hiện.         

Đến nay, PC Hưng Yên đã ký hợp đồng ủy quyền thu tiền điện với 05 tổ chức trung gian (ví điện tử) gồm: Tổng công ty Dịch vụ số Viettel (Viettelpay + Bankplus); Công ty Cổ phần Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Điện lực và Viễn thông (ECPay); Công ty Cổ phần ZION (Zalopay); Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion - Payoo) và Công ty Công nghệ và Nội dung số (VTC 365).

Cùng với đó, Công ty cũng đã phối hợp các ngân hàng cấp tỉnh trên địa bàn, như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Viettinbank); Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) để triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện.

Các đối tác ngân hàng đã tạo điều kiện cho KH sử dụng điện có thể thanh toán tiền điện mọi lúc, mọi nơi dưới nhiều phương thức như: Trích nợ tự động tài khoản; thanh toán qua Internet Banking/Mobile banking; thanh toán tại phòng giao dịch các ngân hàng thông qua hình thức chuyển khoản; thanh toán qua ví điện tử…

100% CBCNV-LĐ trong Công ty hưởng ứng và sử dụng hình thức thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt.

Bởi vậy, tính đến hết tháng 10/2019, đã có 365.354/442.120 KH sử dụng điện trên địa bàn tỉnh tham gia thanh toán tiền điện qua ngân hàng và các tổ chức trung gian, chiếm tỷ lệ 82,64%.

Trong đó, thanh toán qua dịch vụ ngân hàng là 30.954 KH; qua Bankplus là 8.397 KH; ECPay là 210.550 KH; quầy thu online của bưu điện là 107.877 KH; Payoo là 5.068 KH; ZaloPay là 1.382 KH…, qua đó, nâng tổng số tiền điện đã được thanh toán thông qua giao dịch điện tử ngân hàng đạt hơn 5.183 tỷ đồng, chiếm 78,11% tổng số tiền PC Hưng Yên thu được trong năm 2019.

Bà Nguyễn Thị Sáu, sống tại khu tái định cư Loan Điệp, phường An Tảo, thành phố Hưng Yên cho biết: "Tôi đã sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện qua ngân hàng được hơn 2 năm. Hàng tháng, sau khi nhận tin nhắn thông báo tiền điện, tôi chỉ cần mở điện thoại thao tác thông qua dịch vụ Mobile Banking là có thể thanh toán hóa đơn tiền điện. Việc thanh toán này rất nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi cho khách hàng".

Tiếp nối những kết quả đạt được, đến nay, PC Hưng Yên đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu 100% KH thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt một cách nhanh chóng trong thời gian tới.

Để đạt được mục tiêu đó, ông Phạm Như Hạnh - Phó Giám đốc PC Hưng Yên cho biết: Công ty sẽ tăng cường các giải pháp thực hiện chuyển đổi hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt với đối tượng KH sử dụng điện vào mục đích sinh hoạt và ngoài sinh hoạt (sau TBA công cộng).

Đồng thời, PC Hưng Yên cũng tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa tiêu dùng, chi tiêu không dùng tiền mặt; Phối hợp các cơ quan báo chí truyền thông, các ngân hàng và đơn vị liên quan để tuyên truyền các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Đặc biệt, Công ty sẽ chú trọng việc in tờ rơi gửi KH tại các khu vực có tiềm năng như: Các điểm giao dịch, quầy thu tiền điện, nơi có nhiều khách hàng cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làng nghề.

PC Hưng Yên tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động về thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt.

Bên cạnh đó, Công ty sẽ xóa bỏ dịch vụ thu tiền mặt tại các quầy thu dịch vụ điện; tiếp tục giao chỉ tiêu và gắn trách nhiệm phát triển KH thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đến từng đơn vị Điện lực. Ngoài ra, đối với khách hàng phát triển mới, PC Hưng Yên sẽ hướng dẫn, khuyến khích khách hàng đăng ký thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt qua ngân hàng...

Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm thay đổi phương thức thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt sẽ không chỉ mang lại sự tiện ích cho riêng KH, mà qua đây, còn giúp ngành Điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sự minh bạch hóa và chống thất thu thuế cho Nhà nước. Với những tiện ích vượt trội, tin tưởng rằng, thanh toán tiền điện qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung sẽ ngày càng trở nên thông dụng đối với KH sử dụng điện.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm