| Hotline: 0983.970.780

Công ty Lâm nghiệp Bảo Yên: Qui trình khép kín

Thứ Năm 16/12/2010 , 10:02 (GMT+7)

Đứng chân trên vùng Tây Bắc có một lâm trường nay là Cty Lâm nghiệp không chỉ đứng vững mà còn phát triển theo qui trình khép kín...

Trước những giông lốc của cơ chế thị trường, nhiều lâm trường quốc doanh tan vỡ từng mảng đứng trước bờ vực phá sản. Đứng chân trên vùng Tây Bắc có một lâm trường nay là Cty Lâm nghiệp không chỉ đứng vững mà còn phát triển theo qui trình khép kín: Trồng rừng kết hợp chế biến.

Đó là Cty Lâm nghiệp Bảo Yên, tiền thân là Lâm trường Bảo Yên, đứng chân trên thị trấn Phố Giàng (Lào Cai), hiện đang quản lý hơn 11.000 ha rừng và đất rừng, nơi có vị trí quan trọng trong khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Hồng và Chảy, chiếc hồ treo trên núi khổng lồ dự trữ nước cho thuỷ điện Thác Bà.

Sau khi chuyển đổi từ lâm trường quốc doanh sang Cty TNHH MTV, Cty Lâm nghiệp Bảo Yên đã nhanh chóng thay đổi phương án sản xuất, chuyển từ việc trồng rừng theo kế hoạch sang trồng rừng kinh tế kết hợp phòng hộ. Với hơn 3.200 ha nằm ở gần khắp các xã trong huyện, trữ lượng gỗ rừng trồng khi đến tuổi khai thác khoảng 200.000- 220.000m3. Trên cái nền của lâm trường do các thế hệ trước để lại, nếu trước đây Cty chỉ có một nhà máy giấy đế, chế biến từ tre nứa thì nay Cty đã xây dựng thêm nhà máy SX đũa xuất khẩu, xưởng chế biến gỗ thanh tập trung nguồn nguyên liệu của Cty vào chế biến, SX thêm những mặt hàng mới, phát huy tiềm năng, nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo công ăn việc làm cho gần 200 công nhân SX công nghiệp.

Kết hợp giữa trồng rừng với chế biến là hai hoạt động không tách rời nhau của Cty Lâm nghiệp Bảo Yên. Diện tích rừng trồng mỗi năm một tăng, nếu năm 2009 Cty chỉ trồng 280 ha thì năm 2010 diện tích rừng trồng đã là 500 ha. Theo ông Đỗ Văn Dũng- GĐ Cty: Bởi đây là sự sống còn của một DN trồng trừng. Lợi thế của chúng tôi là đất đai đã được tỉnh giao, nếu không phát huy được lợi thế đó thì khó có thể tồn tại được. Tuy nhiên, nếu chỉ có trồng rồi chặt rừng mà bán thì khó có thể giàu được. Chính vì lẽ đó, Cty chúng tôi quyết tâm vay vốn mở thêm cơ sở chế biến từ những nguyên liệu do mình SX ra. Thu nhập của công nhân trong Cty trung bình 2,5 triệu đồng/tháng, mức thu nhập còn khiêm tốn, nhưng đảm bảo ổn định nên người công nhân đã gắn bó với Cty…

Mỗi năm Cty Lâm nghiệp Bảo Yên khai thác trên 10.000m3 gỗ rừng trồng, trong đó chế biến làm đũa và ván thanh xuất khẩu từ 7.000- 8.000m3, tre nứa 3.500- 4.000 tấn chế biến giấy đế. Năm 2009 Cty SX được 1.000 tấn giấy đế, năm 2010 lượng giấy đế SX gần gấp đôi là 1.800 tấn; đũa tre, gỗ SX được từ 50-70 triệu đôi mỗi năm; gỗ xẻ thanh từ 1.500 -2.000m3/năm.

Với những điều kiện và tiêu chuẩn bắt buộc, đối với gỗ xẻ thanh khi sản phẩm của Cty xuất bán cho các đơn vị phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, như: Khai thác ở tiểu khu nào, khoảnh bao nhiêu, ngày khai thác, đơn vị khai thác…Đó chính là "chứng chỉ" của rừng, là điều kiện bắt buộc nếu sản phẩm của Cty muốn xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều Cty xuất khẩu như như Cinee (Hải Phòng) và một số Cty ở Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh đều đặt hàng của Cty, vì nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, chất lượng cao.

Theo hợp đồng của các nước: Nhật, Hàn Quốc, Hồng Công (Trung Quốc) thì mỗi năm Cty Lâm nghiệp Bảo Yên phải SX từ 200-300 ngàn đôi đũa mới đáp ứng nhu cầu. Trước khi hợp đồng các chuyên gia và đơn vị nhập khẩu đến tận Cty Lâm nghiệp Bảo Yên kiểm tra các yếu tố: Nguyên liệu gỗ, máy móc thiết bị, vệ sinh an toàn thực phẩm…chỉ khi đủ và đảm bảo những yêu cầu mà họ đặt ra thì hợp đồng mới được ký. Sẽ không khỏi bất ngờ cho tất cả những ai khi vào phòng đóng gói đũa, ở đây chả khác gì phòng mổ của bệnh viện, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm