| Hotline: 0983.970.780

Công ty TNHH - MTV Cao su Kon Tum: Những trở ngại trong việc thực hiện phương án khoán, liên kết vườn cây cao su

Chủ Nhật 27/11/2011 , 14:50 (GMT+7)

Công nhân đang thu hoạch mủ cao su

Công ty TNHH - MTV Cao su Kon Tum là doanh nghiệp Nhà nước (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN) hiện đang quản lý 10.214,7ha vườn cây cao su trong đó diện tích giao khoán cho dân 4.355,03ha chiếm 42,63%, diện tích liên kết với dân 1.025,33ha chiếm 10,36%, còn lại 4.834,3 ha chiếm 47,01% do công nhân của Công ty sản xuất.

Trong vài năm qua, nhất là thời gian gần đây do giá mủ cao su tăng, một số người dân trong diện nhận khoán và liên kết vườn cây đã không nộp sản phẩm cho Công ty mà còn có hiện tượng cạo phá vườn cây, sang nhượng lô cao su trái phép, đòi hỏi quyền lợi về đất đai, quyền sở hữu đất trên diện tích nhận khoán của Công ty … Vì sao lại có chuyện đó, trách nhiệm thuộc về ai?

Đôi nét về vườn cây cao su giao khoán và liên kết

Công ty TNHH - MTV Cao su Kon Tum (gọi tắt là Công ty Cao su Kon Tum) được thành lập từ tháng 8/1984. Công ty có 12 nông trường, 1 đội sản xuất, 4 xí nghiệp, 2 nhà máy với tổng số CBCNV là 2.500 người. Từ đó đến nay vượt qua những khó khăn thử thách, Công ty Cao su Kon Tum trở thành doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất tỉnh Kon Tum. Hàng năm Công ty luôn là đơn vị hàng đầu nộp ngân sách Nhà nước ở Kon Tum. Chỉ tính riêng năm 2010, Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước trên 100 tỷ đồng. Những năm trước đây thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ và để phát triển diện tích cao su, Công ty Cao su Kon Tum đã thực hiện như sau:

- Mô hình giao khoán vườn cây: Người dân có một số diện tích đất đã tự nguyện góp vào Công ty và Công ty đã thực hiện việc bồi thường công khai phá đất cho người dân. Đồng thời Công ty đã đầu tư 100% vốn từ trồng, chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản. Như vây, sau khi được trả tiền đền bù công khai phá, đất thuộc quyền sử dụng của Công ty. Điều này thể hiện ở việc tỉnh Kon Tum đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty. Như vậy, diện tích 4.355,03ha cao su giao khoán cho dân là cao su của Nhà nước và người dân được nhận khoán ổn định lâu dài. Việc thực hiện giao khoán vườn cây cao su được bắt đầu từ năm 1996. Theo đó cây cao su trong thời gian kiến thiết cơ bản, người nhận khoán làm công việc nào được hưởng tiền công lao động công việc đó theo đơn giá và định mức của Công ty. Khi cao su đi vào khai thác thì người nhận khoán thực hiện đảm bảo theo các yêu cầu kỹ thuật và các quy định khác thì được hưởng thu nhập tỷ lệ ăn chia 39/61 theo giá bán mủ cao su nguyên liệu tại thời điểm đó.

- Mô hình liên kết: Đối với 1.025,33 ha cao su liên kết thì Công ty cũng thực hiện việc đầu tư như diện tích khoán nhưng do người dân vẫn là người chủ có quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nên được hưởng thêm tỷ lệ ăn chia. Từ mô hình giao khoán và liên kết vườn cây cao su ở Công ty Cao su Kon Tum đã góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng ngàn hộ nông dân nhất là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn. Tạo công ăn việc làm cho dân. Bên cạnh đó, Công ty tăng diện tích vườn cây, bảo toàn và phát triển vốn tài sản của Nhà nước giao cho doanh nghiệp, tăng doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách cho địa phương ngày càng tăng.

Những đòi hỏi vô lý

Trước hết phải khẳng định rằng: Diện tích 4.355,03 ha cao su giao cho dân nhận khoán là cao su của Nhà nước. Và 1.025,32 ha cao su liên kết cũng như cao su khoán là được Công ty đầu tư, chỉ khác là quyền sử dụng đất thuộc về người dân. Từ năm 2009 giá cao su tăng cao, lại có những phần tử xấu đứng sau kích động lôi kéo, hù doạ nên đã xuất hiện người dân khiếu kiện đòi lại đất (mặc dù đất trồng cao su đã thuộc về Công ty). Hàng năm Công ty vẫn trả tiền thuê đất trên tổng diện tích cao su hiện có. Xuất hiện tình trạng người dân tự ý chuyển nhượng quyền nhận khoán, mua bán đất đang diễn ra rất phức tạp ở các nông trường. Hiện tượng ăn cắp mủ cao su diễn ra thường xuyên, hàng nghìn hộ nhận khoán không đạt sản lượng khoán cần phải hiểu rằng, việc để thất thoát mủ cao su tức là để thất thoát tài sản của Nhà nước.

Từ các hộ dân ở trên địa bàn xã Sa Sơn, thuộc Nông trường Sa Sơn ở huyện Sa Thầy đã lan đến nhiều hộ nhận khoán ở các nông trường cao su khác cũng là những đòi hỏi bất hợp lý như: Đòi tăng tỷ lệ ăn chia lên đến 50/50, đòi quyền lợi về đất mà trước đây họ đã nhận tiền hỗ trợ, đền bù và tự nguyện đưa đất vào trồng cao su. Bên cạnh đó nhiều hộ dân không ký kết hợp đồng giao nhận khoán với Công ty. Tỷ lệ số người nhận khoán đạt tỷ lệ rất thấp như Nông trường Thanh Trung chiếm 49,7%, Nông trường Sa Sơn 46,64%, Nông trường Tân Lập 30,16% … Đối với những hộ liên kết chưa ký hợp đồng với Công ty cũng chiếm tỷ lệ cao như: Nông trường Sa Sơn 83,05%, Nông trường Tân Lập 50,22% … Trong tổng số 3.248 người nhận khoán có tới 316 người chưa ký hợp đồng nhận khoán. Và trong 1.348 trường hợp hộ liên kết thì có 280 hộ chưa ký hợp đồng liên kết, do vậy gây khó khăn về pháp lý để xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Công ty giao khoán và người nhận khoán. Cần nói rõ rằng sau khi khai hoang trồng mới cao su, Công ty đã giao khoán vườn cây ổn định, lâu dài cho người nhận khoán. Vì vậy người nhận khoán ngộ nhận về là đất của mình. Hơn nữa do giá đất tăng, lại có sự xúi dục của kẻ xấu đứng sau nên phát sinh ra sự khiếu kiện là điều không tránh khỏi.

Trách nhiệm thuộc về ai và đâu là giải pháp?

Để cho người dân ăn cắp mủ cao su tức là ăn cắp tài sản Nhà nước, cạo mủ vườn cây không theo quy trình kỹ thuật, để lấy được nhiều mủ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vườn cây cao su, chống lại người thi hành công vụ … thường xuyên xảy ra, trách nhiệm này không chỉ thuộc về Công ty Cao su Kon Tum mà là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang từ xã, phường đến huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum. Trong quá trình đi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi được biết lãnh đạo Công ty, giám đốc các nông trường Cao su cũng đã có nhiều biện pháp như họp, giải thích với người dân rất nhiều lần, thậm chí kiến nghị với các chính quyền, lực lượng công an, quân sự để giải quyết dứt điểm các vụ việc. Nhưng không hiểu lý do gì mà các cấp chính quyền, lực lượng vũ trang ở các địa phương nơi xảy ra các hiện tượng trên mà chưa nhập cuộc một cách quyết liệt. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra hiện tượng “vết dầu loang” ở các đơn vị khác của Công ty.

Để không thất thoát tài sản Nhà nước, ổn định tình hình, chấm dứt tình trạng khiếu kiện, ăn cắp mủ cao su … theo chúng tôi cần phải tập trung vào việc sau đây: 

Công ty Cao su Kon Tum cần tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền vận động người dân ký kết hợp đồng khoán, liên kết và tham gia sản xuất. Kiên quyết đình chỉ các trường hợp hộ nhận khoán, liên kết không ký kết sản lượng khoán. Đồng thời Công ty nên thực hiện việc dồn điền đổi thửa để thực hiện công tác quản lý và bảo vệ vật tư sản phẩm …Huy động hệ thống chính trị ở các địa phương nơi có các đơn vị của Công ty cao su đứng chân tham gia vào cuộc, giải quyết dứt điểm những hiện tượng tiêu cực và coi đó là nhiệm vụ chính trị của mình.

Thay lời kết:

Trong quá trình đi sâu tìm hiểu những khó khăn trở ngại trong việc ký kết giao khoán và liên kết cao su ở Công ty Cao su Kon Tum, chúng tôi được biết: Lãnh đạo Công ty đã tìm ra những giải pháp tháo gỡ, chấn chỉnh những thiếu sót trong quản lý điều hành, ban hành các quy chế về việc giao nhận mủ, quy chế trả lương, thưởng cho người lao động, đơn giá thanh toán, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất …

Tổng Giám đốc Công ty cũng đã trực tiếp dự họp với người nhận khoán, hộ liên kết để trả lời những ý kiến, kiến nghị của người dân… Đồng thời Công ty thành lập ban chỉ đạo rà soát và hoàn thiện phương án khoán, liên kết và tổ chức nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này trong nội bộ Công ty. Bên cạnh đó, Công ty đã mời các công ty tư vấn luật như Công ty TNHH MTV tư vấn VFAM Việt Nam và Văn phòng Luật sư Đức Dũng ở Kon Tum đã thực hiện các công việc tính toán, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, xây dựng tỷ lệ lợi ích được hưởng của hai bên, trên cơ sở quan tâm tối đa đến lợi ích của người lao động.

Thường trực Tỉnh uỷ Kon Tum đã chỉ đạo UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức thành viên, các hội đồng tư vấn của mặt trận và những hộ dân nhận khoán và liên kết với Công ty Cao su Kon Tum về phương án khoán mới. Sở Tài chính Kon Tum và các ngành có liên quan cũng xem xét, làm rõ tỷ lệ ăn chia của phương án khoán và liên kết cao su.

Từ sự tư vấn trên và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kon Tum, sự lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các ban của Tập đoàn Cao su, đến nay Công ty đã xây dựng phương án khoán, liên kết mới theo tỷ lệ ăn chia là: Đối với hộ nhận khoán tỷ lệ là: Công ty 54,67% và người nhận khoán là 45,33%, trong đó người nhận khoán được hưởng 40,80% và phần Công ty nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho người nhận khoán là 4,53% (cao hơn với phương án khoán trước đây là 39%).

Đối với phương án liên kết thì cơ sở tính toán tương tự như phương án khoán chỉ khác là các hộ liên kết được tính thêm phần giá trị quyền sử dụng đất theo từng địa bàn như: TP Kon Tum là 47,93 %, huyện Sa Thầy, Đắk Glei 44,5%. Khi chúng tôi hỏi một số nhà kinh tế thì tỷ lệ ăn chia như trên ở Công ty Cao su Kon Tum là rất cao. Nếu Công ty Cao su Kon Tum không có phương pháp quản lý tốt thì khó có thể có lãi được.

Từ những kết quả trên đã tạo ra phương án khoán – liên kết với tỷ lệ phân chia lợi ích mới. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết rằng đa số các hộ nhận khoán, liên kết đã đồng tình với tỷ lệ phân chia lợi ích mới.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất