| Hotline: 0983.970.780

Công xưởng cày bừa toàn miền Bắc

Thứ Tư 26/12/2012 , 10:04 (GMT+7)

Chiến sự rèn vũ khí, bình yên rèn cày bừa, cái nghề đặc biệt đã tồn tại ở làng Muồng nhiều thế kỷ...

Sớm mùa đông lạnh se sắt. Bà Làn co ro trong cái áo bông trần cũ kĩ, cày vác trên vai, tay cầm cái chạc dong con bò già ra cánh đồng hun hút gió. Giờ ở làng Vân Dương (Hòa Phong, Mỹ Hào, Hưng Yên) không còn một bóng con trâu, lác đác vài con bò, người đi cày trong làng chỉ còn sót bà Làn với ông A.

>> Có một nghề buôn đất… ăn
>> Thợ cối làng Chung

Lớp trẻ trong làng giờ lắm đứa không còn biết mặt mũi cái cày, cái bừa thế nào lại càng không hiểu tại sao làng mình từng được mệnh danh là công xưởng sản xuất cày bừa của cả miền Bắc. Chuyện cũ kể rằng phong thủy làng Muồng (tên cũ của làng Vân Dương) là đất làm quan nhưng ngặt nỗi khi ngựa của sứ giả mang chiếu chỉ vua ban về đến đầu thôn thấy tiếng búa chát bụp vang lên từ các lò bễ trong làng bỗng hoảng hốt, chạy mất. Kể từ đó, nghề làm nông cụ gắn với dân làng còn “nghề” làm quan thì không.

Hiện cửa đình làng Muồng có nấm đất hình cái ngôi đe, cửa làng còn đường mang hình con ngựa. Thời giặc Minh sang xâm lược nước ta, dân làng Muồng luyện rèn vũ khí giúp nghĩa quân, giặc tràn tới trả thù triệt thôn, bắt được đàn ông nào chúng đều chặt tay phải. Thời giặc Pháp, dân làng Muồng rèn hàng vạn dao kiếm cho du kích, chiến tranh biên giới làm hàng trăm ngàn mũi chông, mũi mác giết thù. Chiến sự rèn vũ khí, bình yên rèn cày bừa, cái nghề đặc biệt đã tồn tại ở làng Muồng nhiều thế kỷ, thành danh với các sản vật độc đáo của nhiều làng quê khác ở xứ Đông: “Trống Chinh, đình Giải, vải Mao, dao Sặt, sắt Muồng”.


Ông Câu - thợ làm cày cuối cùng đang sửa chữa cái cày cũ cho khách

Phụ nữ trong làng chỉ được phép làm các công đoạn phụ như kéo bễ, quay lò còn việc chính của nghề, do tính chất bí mật chỉ truyền cho cánh đàn ông. Ông Phạm Hồng Câu từ 12 tuổi đã được bố truyền dạy cho đủ ngón nghề từ sắt như rèn răng bừa, giằng bừa, nén bừa, đinh mỏ vịt đến mộc như đẽo gọng bừa, cái bừa, sổ bừa… Đời ông gắn với thăng trầm của nghề làng. Cày chìa vôi là công cụ truyền thống, nó không có “guốc” để giữ thăng bằng khi cày. Sau này người làng Muồng làm ra loại cày cải tiến hay còn gọi là cày 51 (nghĩ ra cách cải tiến năm 1951) có lắp thêm guốc gỗ dưới lưỡi cày để giữ thăng bằng.

Có nhiều loại lưỡi cày như lưỡi mỏ giang dùng cho đồng chiêm đất thịt, lưỡi chữ A dùng cho vùng đất trung bình, lưỡi lá đề dùng cho vùng đất bãi. Ngay cả bừa cũng có 2 loại, bừa 10 răng dùng cho đồng bãi tiện rạch luống trồng rau màu, bừa 11 răng dùng chuyên cho xứ đồng đất lúa. Cái đặc biệt của nghề làm cày, bừa là không có một công thức nào cố định, người thợ phải ứng biến theo thổ nhưỡng, thổ ngơi từng nơi, từng vùng. Đất nặng đồng chiêm trũng làm bừa ngồi tức loại bừa khi để đứng trên sân không hề đổ ngã. Đất nhẹ vùng bãi chế bừa ngã tức loại bừa khi để trên sân tự nó đổ ra đằng sau.


Người thợ già ngồi nhớ cảnh tấp nập cũ

Người thợ già Phạm Hồng Câu giảng giải cho tôi, quan trọng nhất trong làm một cái cày là công đoạn phân chia khoảng cách giữa các bộ phận từ mũi đến láng, từ láng đến rốn, từ rốn đến hò. Gỗ làm theo cày phải bằng loại tứ thiết, tốt ngoại hạng là nghiến, không có nghiến mới dùng tạm lim. Bắp cày chế bằng thân cây tre đực lâu năm, ngâm kỹ cứng như gang, như sắt. Chỉ riêng cái bắp cày dân làng Muồng đã có kinh nghiệm: “Bắp bảy gang trâu cười. Bắp mười gang trâu khóc”. Tức bắp dài bảy gang là vừa với sức một con trâu còn bắp dài mười gang khi cày trâu sẽ chóng mất sức.

Trước khi xuất xưởng, người thợ dựng cái cày để mũi cách đất 1cm, từ lưỡi cày lên đến hò cày (tay cầm) tầm gần cạnh thắt lưng người là vừa. Người thợ là cái thước sống, mắt quan sát ba điểm từ hò cày, láng đứng đến mũi cày, ba điểm đó làm thành một đường thẳng là chuẩn. Thợ mộc có mực thước còn thợ cày chỉ dùng duy nhất thứ mực mắt mà thôi. Làm bừa mất nhiều công đoạn hơn làm cày nào rèn răng, rèn chằng, rèn đai, rèn đanh, lại nhài bừa, cái bừa rồi gọng sổ. Tất tật mất chừng ba công mới thành hình, thành dạng.

Nói đến cày, bừa Muồng ở đồng bằng sông Hồng, tỉnh nào cũng biết. Cụ Vũ Đình Mao từng đem cày bừa của làng đi dự thi hội chợ tỉnh Hải Hưng cũ giật ngay huy chương vàng, giờ hiện vật vẫn còn trưng bày tại bảo tàng tỉnh. Những năm thịnh vượng 1955-1956, dân làng Muồng tiếng là nhà nông nhưng cấy ruộng toàn thuê, nấu ăn phải mua cả rơm rạ để chuyên tâm với nghề. Thời phong trào hợp tác, nghề cày bừa của làng cũng được đưa vào HTX thủ công rồi HTX hợp nhất, tiến lên một bước nữa là HTX nông cụ toàn huyện. Chuyển đổi cơ chế, HTX kiểu cũ tan rã từng mảng như tường trình bằng đất sau buổi lụt, các hộ trong làng lại về lập xưởng riêng. Gió khoán mười giúp cho nghề cày bừa trở nên phát đạt, hàng làm không kịp bán, cả làng Muồng đêm ngày phì phò tiếng kéo bễ.


Cảnh người vác cày ra đồng giờ rất hiếm

Thợ giỏi như cụ Khám, cụ Nên, cụ Mao, cụ Diêm… nức tiếng một thời giờ người còn, kẻ mất. Thanh niên trong làng phần làm đục chạm thủ công mỹ nghệ, phần làm mộc xây dựng còn lớp trung niên chỉ rặt đi làm thuê bởi cái bễ, đe, cưa, đục đã ăn sâu tận xương thấu tủy. Cả làng Muồng giờ còn mỗi ông Câu theo nghiệp làm cày. Ông lão chưa lỡ dứt nghiệp tổ nhưng cũng chẳng có mấy việc, mỗi tháng chừng một người đặt làm cày mới còn lại là sửa chữa lặt vặt. Mỗi cái cày hoàn chỉnh, mua về chỉ việc buộc trâu vào rồi “vắt, diệc” hết 600.000 đồng trong đó công của thợ được 200.000 đ cho ba ngày lao động.

Ông Phạm Đình Tháng, phó trưởng thôn, nhớ lại hồi đó làng có trên 300 hộ với cả ngàn lao động tham gia, nhiều đêm dân làm thông tầm đốp chát, xoèn xoẹt thâu đêm suốt sáng. Cuối thập niên 80 (TK XX) mỗi năm hàng trăm ngàn cái cày, bừa của làng Muồng được xuất đi khắp thiên hạ. Người đến chật đường, tiền về chật lối. Trong khi cả nước còn lao đao lo lấp cái dạ dày trống rỗng nhiều thập kỷ người làng Muồng đua nhau mua ti vi đen trắng chạy bằng ắc quy sạc tận trên huyện, sắm dàn Akai băng cối có giá bằng cả cái nhà mặt phố, tậu xe gắn máy Java, Babetta, Honda 50…

Từ năm 2000 đến nay cơ giới hóa đồng ruộng đẩy nghề làm cày, bừa làng Muồng vào ngõ cụt. Cày bằng trâu điều chỉnh được tầm không như cày máy thục sâu lật cả tầng chua, phèn, đất lâu lên ải. Thợ cày giỏi lật úp cao luống, đường cày đều như những hàng ngói ngắm không biết chán mắt, lưỡi cày ăn đất cứ gọi là ngọt hơn cả đường phèn. Lắm ưu điểm là thế nhưng cày thủ công là việc nặng nhọc nhất của nhà nông, không đọ với cuộc cách mạng giải phóng sức người thời hiện đại.


Cài cày, bừa gắn với bà con nông dân một thủa

Cách đây ba tháng, ông Nguyễn Đình Ấu người đúc lưỡi cày, răng bừa cuối cùng ở làng Muồng cũng nghỉ do già cả, yếu sức. Thời hoàng kim xưởng nhà ông thu hút cả chục lao động nhưng vài năm nay lọ mọ mỗi mình thân già. Đoạn cả làng chuyển sang nghề mộc, ông vẫn kiên tâm với tổ nghiệp độ trì. Giờ sức khỏe đã rời bỏ ông, con cái chẳng đứa nào chịu nối nghiệp, ông đành ngậm ngùi đóng xưởng. Góc vườn cái bễ lò của ông nằm phủ bụi, cái lưỡi cày dở dang thiếu gọng, thiếu sổ bỏ lăn một góc. Cái lưỡi cày dở không bao giờ thành hình. Trong những giấc mơ của ông lão có những ngày tháng cũ cả thôn đỏ lửa rộn ràng tiếng búa đe, có buổi 12/3 âm lịch giỗ tổ nghề cày, làng vui như trẩy hội. (Hết)

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để sớm đưa Luật Đất đai số 31/2024/QH15 vào cuộc sống.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Công ty chứng khoán chuyển nhầm 15 tỷ đồng cho một cá nhân ở Bát Xát

Lào Cai Sau khi xuất hiện 15 tỷ đồng trong tài khoản, cá nhân này đã liên lạc ngay với đơn vị đã chuyển nhầm để gửi lại số tiền nêu trên.

Bình luận mới nhất