| Hotline: 0983.970.780

COP24 cam kết 'làm sống lại' thỏa thuận Paris

Thứ Hai 17/12/2018 , 10:30 (GMT+7)

Các nhà đàm phán đến từ 196 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ (COP24) diễn ra ở Ba Lan, cuối cùng đã đạt được thỏa thuận về một loạt các biện pháp nhằm đưa thỏa thuận Paris đi vào hoạt động từ năm 2020.

Chủ tịch COP24, ông Michal Kurtyka nhảy cẫng vì vui mừng sau khi đạt được thỏa thuận Katowice

Kết thúc hai tuần lễ diễn ra sự kiện, các đại biểu đều bày tỏ tin tưởng, những quy tắc mới sẽ đảm bảo các quốc gia giữ lời hứa cắt giảm khí thải carbon.

BBC hôm qua cho biết, trước đó tranh cãi giữa các đại biểu liên quan đến thị trường carbon có nguy cơ đe dọa phá hỏng hội nghị, khiến ban tổ chức buộc phải lùi thêm một ngày để thương thảo.

Theo đó, bản thỏa thuận mang tên Katowice (nơi diễn ra hội nghị COP24) có nhiệm vụ cung cấp các mục tiêu đã có trong Hiệp định Paris về việc hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C. "Thiết lập được một chương trình hành động để cùng nhau vận hành theo thỏa thuận Paris là một trách nhiệm lớn lao. Đó là cả một chặng đường dài. Và chúng tôi đã cố gắng hết sức để không có ai bị bỏ lại phía sau", Chủ tịch COP24, ông Michal Kurtyka tuyên bố.

Giới quan sát cho biết, với kết quả vừa đạt được ở COP24, vận hành quy tắc ​​linh hoạt đối với những quốc gia nghèo hơn. Trong khi khối các nước đang phát triển cũng phải tìm kiếm sự nhận thức rõ hơn về những tác động tiêu cực và khó lường của nhiệt độ tăng. Riêng ý tưởng chịu trách nhiệm pháp lý về việc gây ra biến đổi khí hậu vốn tranh cãi từ lâu, đến nay vẫn bị nhóm các nước giàu từ chối bởi lo ngại sẽ phải đối diện “những hóa đơn khổng lồ” trong tương lai.

Theo Reuters, hồi tuần trước, các nhà khoa học và đại biểu tham dự hội nghị đã bị sốc khi cả “bốn ông lớn” gồm Mỹ, Ả Rập Xê út, Nga và Kuwait đều phản đối cuộc họp "công nhận" một báo cáo gần đây của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ (IPCC) về việc kiềm giữ nhiệt độ Trái đất tăng lên trong giới hạn 1,5 độ C.

Bản báo cáo này cho biết, thế giới hiện đang hoàn toàn lạc lối, khi phải đối đầu với nguy cơ nhiệt độ toàn cầu tăng lên 3 độ C ngay trong thế kỷ này. Vậy nên việc giữ mục tiêu ưu tiên sẽ phải cần "những thay đổi nhanh chóng, sâu rộng và chưa từng có trong tất cả các khía cạnh của xã hội".

Theo bà Laurence Tubiana, chuyên gia rất có ảnh hưởng, nhân vật từng được ví là “kiến ​​trúc sư trưởng” của thỏa thuận Paris nay là Quỹ Khí hậu châu Âu cho hay, thỏa thuận vừa đạt được tại Ba Lan là một sự thúc đẩy lớn cho hiệp định Paris đã ký năm 2015. "Điều then chốt là có một hệ thống minh bạch và tốt để tạo dựng niềm tin giữa các quốc gia và chúng tôi có thể đánh giá được những gì đã làm được một cách tương đối chính xác", bà Laurence nói với BBC.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát vẫn cho rằng, thỏa thuận này không đủ mạnh để đối phó với sự cấp bách của vấn đề khí hậu, như lời của một đại biểu, "đó là những gì có thể, nhưng không phải là cần thiết". Bởi vấn đề cốt lõi của các cuộc đàm phán vẫn là cách thức mỗi quốc gia có chịu rút hầu bao cho cuộc chiến nhằm giảm tác động cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu hay không.

AFP dẫn phát biểu của giám đốc điều hành của tổ chức Hòa bình xanh Jennifer Morgan nói: "Chúng tôi đang tiếp tục chứng kiến một ​​sự chia rẽ vô trách nhiệm giữa các quốc đảo dễ bị tổn thương và các quốc gia nghèo trong cuộc chiến với những phe nhóm ngăn cản hành động khí hậu". Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Canada Catherine McKenna nói: "Nếu không có một quy tắc rõ ràng, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy các quốc gia đang hành động ra sao, và liệu họ có thực sự làm những gì  đúng như họ nói hay không".

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất