| Hotline: 0983.970.780

Covid-19 đào sâu hố ngăn cách giàu - nghèo  

Thứ Hai 13/07/2020 , 09:45 (GMT+7)

Đại dịch coronavirus đã giáng một đòn mạnh vào thu nhập của nông dân nhưng lại khiến giá các loại thực phẩm thiết yếu tăng cao.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 là cơ hội để các nền kinh tế đang phát triển bắt tay thực hiện cải cách nông nghiệp. Trong ảnh là nông dân ngoại thành Hà Nội đi cấy lúa đêm tránh nóng hôm 25/6/2020. Ảnh: Reuters

Cuộc khủng hoảng Covid-19 là cơ hội để các nền kinh tế đang phát triển bắt tay thực hiện cải cách nông nghiệp. Trong ảnh là nông dân ngoại thành Hà Nội đi cấy lúa đêm tránh nóng hôm 25/6/2020. Ảnh: Reuters

Tổn thương âm ỉ

Một nghiên cứu mới nhất về tác động của đại dịch Covid-19 cho biết, cuộc khủng hoảng dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay vẫn đang tấn công vào toàn bộ chuỗi giá trị thực phẩm, từ trang trại đến bàn ăn. Nguyên nhân là do các lệnh giãn cách và phong tỏa xã hội khiến cho hoạt động xuất khẩu nông sản bị hạn chế và thu hẹp diễn ra ở khắp các nền kinh tế thế giới.

Điều này không những ảnh hưởng xấu đến sự lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng mà còn lộ ra các mối đe dọa tức thời đối với an ninh lương thực, đặc biệt là nhóm những người nghèo và dễ bị tổn thương.

Theo báo cáo, những trang trại và các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông nghiệp hiện vẫn đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng thiếu lao động thì hoạt động vận chuyển và thu hoạch nông sản đưa đến các thị trường lại là một thách thức khác.

Trong khi đó, rất nhiều loại rau và trái cây theo mùa tại nhiều quốc gia vẫn không thể bán được do hệ thống nhà hàng, khách sạn và trường học bị đóng cửa đang gây ra những lãng phí không thể đo đếm được.

Hãng tin Reuters cho biết, một mâu thuẫn phổ biến trong thời đại dịch Covid-19 là chuỗi sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm bị gián đoạn khiến giá nông sản sụt giảm thì giá bán lẻ của nhiều mặt hàng thực phẩm chính như rau quả tươi ở một số nơi lại tăng mạnh do người tiêu dùng mua tích trữ và chi phí vận chuyển cao hơn.

Hơn nữa việc đóng cửa biên giới bất thình lình cùng với các hạn chế thương mại cũng khiến tình hình an ninh lương thực thêm căng thẳng, nhất là tại các quốc gia phụ thuộc nhập khẩu. Ghi nhận giá bán lẻ gạo và lúa mì đã tăng mạnh tại một số nền kinh tế đang phát triển, khi các nước đồng loạt áp dụng các hạn chế thương mại tạm thời nhằm ổn định nguồn cung lương thực trong nước.

Các nhà xuất khẩu gạo lớn bao gồm Việt Nam, Campuchia và Myanmar từng áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với mặt hàng gạo, trong khi Nga, Kazakhstan và Ukraine cũng có hành động tương tự đối với sản phẩm lúa mì.

Tại châu Á, đại dịch đang phản ánh rõ hơn bao giờ hết sự bất bình đẳng khi mức độ tiêu thụ thực phẩm và dinh dưỡng của các hộ gia đình đã bị ảnh hưởng mạnh do tình trạng người lao động bị mất việc làm và thu nhập. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc người dân tại châu lục này đã bị hạn chế quyền lợi trong tiếp cận với các loại thực phẩm thiết yếu, nhất là người nghèo tại các nước đang phát triển.

Cơ hội để chuyển đổi

Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khu vực Châu Á -Thái Bình Dương - nơi cứ mỗi 10 người lao động thì có tới 7 người đang làm việc trong những khu vực phi chính thức với sự bảo trợ xã hội bị hạn chế và mức lương thấp. Số lao động này cũng đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực nhất do số giờ làm việc bị mất, đồng nghĩa không có thu nhập.

Ước tính trong quý II năm 2020, đã có tới 13,5% lao động bị giảm số giờ làm việc, tương đương với 235 triệu người bị mất việc làm toàn thời gian.

Một mối lo ngại đặc biệt do đại dịch gây ra là tình trạng khủng hoảng dinh dưỡng của những người dễ bị tổn thương nhất. Đó là khi các trường học phải đóng cửa, các chương trình bữa ăn học đường bị dừng đột ngột đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng cho trẻ em trong các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Ngoài ra nhiều phụ nữ có mang, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần được tiếp cận với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bao gồm rau, trái cây, cá và sữa tươi. Tuy nhiên guồng quay chuỗi sản xuất và cung ứng bị phá vỡ đã khiến những thực phẩm này dễ bị hỏng.

Ước tính của CNA, so với cuộc khủng hoảng lương thực hồi năm 2007 -2008 do thất thoát sau thu hoạch, dự trữ lương thực yếu kém cùng với giá nhiên liệu tăng cao đã đẩy giá các loại lương thực thiết yếu trên toàn cầu tăng đến mức đáng báo động.

Theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện nay chủ yếu là do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và hạn chế thương mại, bởi vậy tình thế sẽ thay đổi tùy vào mức độ kiểm soát đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu các lệnh phong tỏa còn kéo dài thì vấn nạn thiếu lao động và khủng hoảng đầu vào sẽ có thể làm suy giảm quy mô sản xuất nông nghiệp.

Mặt khác sự gián đoạn kéo dài trong chuỗi cung ứng thực phẩm và chi phí hậu cần tăng vọt cũng sẽ hạn chế sự lựa chọn việc sản xuất gắn với thị trường của nông dân kém đi, ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của tầng lớp này.

Các chính phủ cũng nên chú trọng đến lợi ích của các chương trình bảo trợ xã hội để hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là tăng cường khả năng tiếp cận thị trường đối với khu vực nông dân sản xuất nhỏ như các gói cứu trợ tài chính và hỗ trợ thanh khoản.

Nông dân nghèo ở Multan, Pakistan phân loại xoài đưa ra chợ thời đại dịch Covid-19. Ảnh: AFP.

Nông dân nghèo ở Multan, Pakistan phân loại xoài đưa ra chợ thời đại dịch Covid-19. Ảnh: AFP.

Ngoài ra cần quan tâm đến cải cách nông nghiệp giai đoạn hậu Covid-19 để hỗ trợ quá trình chuyển đổi dài hạn từ chuỗi cung ứng thâm dụng lao động sang hệ thống nông nghiệp hiệu quả và linh hoạt hơn, đẩy nhanh chuyển đổi nông nghiệp thông minh và cơ giới hóa.

Trong quá trình chuyển đổi, cần hỗ trợ đầy đủ cho nông dân sản xuất nhỏ và cộng đồng nông dân có thu nhập thấp để tăng lợi nhuận từ nông nghiệp và hưởng lợi từ các cơ hội tạo thu nhập phi nông nghiệp. Một ví dụ hay được dẫn chứng trong thời gian gần đây là tăng khả năng tiếp cận của người dân với nền tảng kỹ thuật số gắn với huấn luyện, đào tạo có chi phí vừa với điều kiện kinh tế.

Giải pháp hiện nay là cần có sự can thiệp về chính sách táo bạo mang tính đột phá và sáng tạo ngay lập tức để bảo đảm chuỗi cung ứng thực phẩm cũng như giảm thiểu các tác động của cuộc khủng hoảng. Chính sách can thiệp này phải dựa trên cơ sở và mục đích bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, chuỗi cung ứng an toàn cho các nhà sản xuất và hỗ trợ lao động công bằng, thương mại, chính sách kinh tế vĩ mô và hợp tác khu vực.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.