| Hotline: 0983.970.780

Cty cà phê 721 hướng đến giá trị vững bền

Thứ Năm 20/08/2015 , 20:23 (GMT+7)

Cty TNHH MTV Cà phê 721 được thành lập ngày 30/6/1976, là thành viên của Tổng Cty Cà phê Việt Nam, đóng tại thôn 11, xã Cư Ni, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk.

Mặc dù là đơn vị có quy mô nhỏ, điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào SX cùng với hệ thống quản trị chặt chẽ, Cty TNHH MTV Cà phê 721 đã khai thác tốt các nguồn lực được giao, mang lại hiệu quả cao, ngày càng phát triển và hướng tới giá trị bền vững.

Sản xuất kinh doanh hiệu quả

Cty TNHH MTV Cà phê 721 được thành lập ngày 30/6/1976, là thành viên của Tổng Cty Cà phê Việt Nam, đóng tại thôn 11, xã Cư Ni, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk, tiền thân của Cty là Trung đoàn quân đội 721 làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế gắn với gìn giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên.

Từ khi thành lập đến nay, thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới, chuyển đổi, Cty đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp trong từng giai đoạn. Dù vậy nhưng phiên hiệu 721 vẫn luôn gắn liền trong tên của đơn vị như một cơ duyên không thể tách rời.

Hiện tại, Cty được giao quản lý, sử dụng 658 ha đất, trong đó: Đất trồng lúa 254,7 ha với diện tích gieo trồng là 500 ha/năm, đất trồng cà phê 222 ha. Toàn bộ diện tích đất SX nông nghiệp, vườn cây đã được giao khoán, tạo việc làm ổn định cho trên 800 lao động.

Cùng với thực hiện chủ trương phát triển SX nông nghiệp bền vững bằng cách áp dụng các chương trình UTZ, 4C cho cà phê, tiến tới VietGAP đối với cây lúa, Cty đang đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SX nông nghiệp.

Từ đó giúp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị của sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc sử dụng đất đai được giao, đồng thời thực hiện tốt vai trò của doanh nghiệp trong quản lý, đầu tư vật tư, phân bón, tiền vốn, dịch vụ tưới tiêu cho SX và bao tiêu sản phẩm.

39 năm đi qua, thực hiện nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn, Cty đã trải qua nhiều bước thăng trầm, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong 10 năm gần đây (2005-2014).

Cty đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị tổng tài sản tăng 1,89 lần, vốn chủ sở hữu tăng 9,01 lần, tổng doanh thu đạt 312,16 tỷ, tăng 5,34 lần, lợi nhuận 29,98 tỷ, tăng 2,42 lần, nộp ngân sách 14,83 tỷ, tăng 5,96 lần.

Thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước, năm 2014 đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm Cty đều hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, bảo hiểm, nộp lợi nhuận về chủ sở hữu 6,5 tỷ đồng.

Cty SX kinh doanh ngày càng hiệu quả, đời sống vật chất tinh thần của người lao động được cải thiện, hình ảnh, vị thế của Cty cũng được nâng lên.

Ngoài thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, Cty đã góp phần rất quan trọng trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và làm tốt công tác Quốc phòng, thực hiện tốt nhiệm vụ kết nghĩa với buôn đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia tích cực vào hoạt động phúc lợi xã hội, đền ơn đáp nghĩa, tặng nhà tình nghĩa, thăm hỏi, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ địa chỉ nhân đạo từ 1 đến 2 địa chỉ/năm, đóng góp quỹ vì người nghèo, ủng hộ quyên góp theo các chương trình của địa phương và Tổng Công ty…

“Chúng tôi hy vọng sẽ có thật nhiều người đồng hành trên con đường xây dựng và phát triển đơn vị, chúng tôi cũng sẽ nỗ lực cố gắng hết mình để các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu “Gạo Bảy Hai Mốt (721)” cùng với giá trị “Tốt cho mọi nhà” sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Để “721 hướng đến giá trị vững bền”. (Bà Nguyễn Thị Thủy).

Hàng năm đều tổ chức đi tham quan du lịch cho công nhân, người lao động với tổng số tiền phục vụ hoạt động phúc lợi xã hội trong 5 năm qua là 1,603 tỷ đồng.

Hướng đến giá trị bền vững

Thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 118 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp và nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của địa phương về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo tiền đề, điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp khi đề án được phê duyệt, Cty Cà phê 721 đã thực hiện “Dự án đầu tư hệ thống chế biến sau thu hoạch”.

Hiện nay dự án đã cơ bản hoàn thành đi vào vận hành ổn định. Các sản phẩm, dịch vụ của Cty bao gồm: Cà phê nhân xô; lúa giống; lúa thương phẩm; các loại gạo 721; các phụ phẩm như tấm, cám, trấu; các loại nông sản khác như bắp, sắn, điều…; dịch vụ đầu tư vật tư, phân bón; dịch vụ tưới nước, làm đất, thu hoạch; dịch vụ sấy và xay xát gạo. Trong đó sản phẩm chiến lược là “Gạo 721”.

Đưa chúng tôi đi thăm dây chuyền chế biến lúa với công nghệ hiện đại, khép kín mới đưa vào SX, bà Nguyễn Thị Thủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Cty TNHH MTV Cà phê 721 tâm sự: “Dự án đầu tư hệ thống chế biến sau thu hoạch là nguyện vọng thiết tha của toàn thể cán bộ, công nhân viên, lao động Cty chúng tôi.

Với hoạt động sấy, sơ chế, bảo quản nông sản, xay xát gạo thành phẩm, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp, Cty chúng tôi sẽ làm tốt vai trò then chốt của mình trong mối liên kết 4 nhà trong chuỗi sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra dự án góp phần rất quan trọng trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch đối với SX nông nghiệp, nâng cao hơn chất lượng sản phẩm thông qua chế biến, từ đó làm gia tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho các bên tham gia”.

Với các thành tích đạt được, Cty đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, bằng khen và cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, giải Bạc Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Đảng bộ Cty được Tỉnh ủy Đăk Lăk tặng Cờ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền…

Theo bà Thủy, dự án là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hoạt động SX, kinh doanh của Cty ngày một phát triển. Thời gian tới Cty tiếp tục đẩy mạnh SX nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ tái canh cà phê để nâng cao năng suất, chất lượng, tiếp tục duy trì SX giống lúa và lúa hàng hóa theo nhu cầu của thị trường.

Đồng thời, Cty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, dịch vụ, mở liên kết đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, đầu tư vật tư, phân bón, nước tưới cho sản xuất và thu mua sản phẩm để làm nguyên liệu chế biến, hỗ trợ người sản xuất trong ứng dụng khoa học kỹ thuật và hướng dẫn quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật đối với các loại cây trồng.

Phiên hiệu 721 đã gắn chặt với đơn vị, nhằm khẳng định giá trị của Cty sau 39 năm xây dựng và trưởng thành, tiếp tục giữ vững và phát triển những truyền thống tốt đẹp của đơn vị, giới thiệu và quảng bá sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn nhằm đưa sản phẩm đi xa hơn với giá trị cao hơn.

Cty đã quyết định lựa chọn và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chiến lược với cái tên “Gạo Bảy Hai Mốt (721)” và khẩu hiệu hành động “Tốt cho mọi nhà”.

“Gạo Bảy Hai Mốt. Tốt cho mọi nhà” là giá trị của đơn vị, được hình thành và phát triển trên địa bàn huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk là địa bàn có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp.

Đó cũng là thông điệp Cty gửi đến khách hàng rằng Cty sẽ đảm bảo: Tốt từ SX nguyên liệu đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe của con người. Tốt về chất lượng, giá cả và phong cách phục vụ. Tốt về chính sách mua bán và chăm sóc khách hàng.

Để thương hiệu “Gạo Bảy Hai Mốt (721)” có thể tiếp cận, đứng vững và phát triển trên địa bàn tỉnh và mở rộng ra ngoài, theo bà Thủy Cty rất cần có sự quan tâm của Tổng Cty Cà phê Việt Nam, sự hỗ trợ về chính sách đầu tư và tạo điều kiện về môi trường hoạt động của địa phương, đặc biệt là những chính sách hỗ trợ cho người sản xuất.

Cty cũng mong muốn được hợp tác với tất cả quý khách hàng gần xa, đặc biệt người lao động trong Cty và nhân dân trên địa bàn là những khách hàng thân thiết, đã gắn bó trong nhiều năm qua.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm