| Hotline: 0983.970.780

Cty Lâm nghiệp Kon Rẫy sản xuất kinh doanh hiệu quả

Thứ Sáu 07/07/2017 , 09:50 (GMT+7)

Từ Trạm QL& BVR ở thôn 2, xã Đắk Kôi, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, chúng tôi đi xe máy hơn một tiếng đồng hồ mới vượt qua được 3 quả đồi khoảng 7km, dốc cứ thẳng đứng và chỉ có một lối mòn nhỏ duy nhất đủ cho một xe máy lưu thông.

09-00-34_hinh_1
Trên đường đi đến tiểu khu 457

Chiếc xe máy mà anh Nguyễn Văn Chính, Trưởng trạm QL & BVR thuộc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy đưa tôi đi thực địa phải cài số 1 và tang ga hết cỡ vẫn không lên dốc được, tiếng động cơ thì gầm rú và có mùi khét lẹt, thậm chí nhiều đoạn tôi phải xuống đẩy xe máy mới đến được tiểu khu 457 của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy, nơi trồng mới được 420 ha rừng thông.

Anh Hồ Đắc Thanh, Giám đốc Cty cho biết: "Trước đây nơi này toàn cỏ tranh và cây bụi, do vậy từ năm 2014- 2016, Cty chúng tôi đã trồng rừng thông theo dự án trồng rừng thay thế, cứ 1 ha trồng 1.300 cây. Nhưng khó khăn nhất trong việc trồng mới rừng là mức đầu tư chỉ có 43 triệu đồng/ha, trong đó trừ mất 5% là tiền thuế, còn 36 triệu đồng chăm sóc rừng trồng trong 4 năm".

Theo ông Thanh, ngay sau khi chuyển đổi từ Lâm trường sang Cty TNHHMTV Lâm nghiệp Kon Rẫy, đơn vị đã nhanh chóng sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công nhân để tổ chức quản lý và kinh doanh. Với chức năng, nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi, làm giàu rừng, xây dựng và phát triển vốn rừng, Cty đang quản lý 29.025 ha đất tự nhiên, trong đó có 27.730 ha đất có rừng.

Xác định quản lý bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển rừng là nhiệm vụ chính những năm qua, Cty đã thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Đơn vị thường xuyên phối hợp tuần tra truy quét với các đơn vị chủ rừng ở khu vực giáp ranh với tỉnh Gia Lai, tổ chức lập các chốt trực 24/24h tại những khu vực trọng điểm thường xảy ra vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

09-00-34_hinh_2
Phát quang thực địa.

Đồng thời phối hợp với địa phương tổ chức nhiều cuộc họp để tuyên truyền tới tận thôn, buôn và ký cam kết quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đối với các hộ canh tác ven rừng, kiểm tra, nhắc nhở các cộng đồng nhận giao khoán thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng.

Hiện nay Cty đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng được 7.800 ha cho 14 cộng đồng nhận khoán. Sáu tháng đầu năm 2017, Cty phát hiện 7 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu được 12,669 m3 gỗ các loại. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng đã được xây dựng từ đầu năm. Đồng thời thực hiện phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ ”. Nhờ vậy, những năm qua trên địa bàn Cty quản lý không để xảy ra vụ cháy rừng nào.

Ông Thanh còn cho biết thêm: Hiện nay, Cty có 1.400 ha rừng thông, trong đó có 750 ha đã đưa vào khai thác. Trong 6 tháng đầu năm đã khai thác được 90,832 tấn nhựa thông và chi trả hơn 848 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường năm 2016 cho các cộng đồng nhận khoán và bảo vệ rừng.

Năm nào Cty cũng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các chỉ tiêu kinh doanh đều vượt so với kế hoạch đề ra; quyền lợi hợp pháp, chính đáng và các chế độ chính sách của người lao động luôn được thực hiện kịp thời, đầy đủ; thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao; đời sống và điều kiện làm việc của các đơn vị trực thuộc ở vùng sâu, vùng xa luôn được Cty quan tâm đầu tư, cải thiện.

Năm 2017, Cty phấn đấu doanh thu 14 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng. Thu nhập của 50 cán bộ, công nhân được đảm bảo với mức lương bình quân hơn 4.000.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra, công ăn việc làm của người dân địa phương cũng được Cty chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi nên đời sống người dân dần được cải thiện và ngày càng gắn kết với Cty.

09-00-34_hinh_3
Rừng thông trồng 4 năm tuổi

Trong công tác quản lý bảo vệ rung, dù gặp rất nhiều khó khăn, số vụ vi phạm lâm luật xảy ra ở mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp, đối tượng vi phạm ngày càng hung hãn, nhiều vụ lâm tặc tấn công người thi hành công vụ để cướp lại tang vật và phương tiện vi phạm…

6 tháng đầu năm, Cty đã thực hiện tuyên truyền được 30 đợt, cho gần 1.000 lượt người nghe, vận động người dân nâng cao ý thức đồng thời dùng mọi biện pháp quyết liệt để ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng và đất rừng, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm có thể xảy ra.

 

Xem thêm
Giá cá lóc tăng 5.000 đồng/kg, nông dân vẫn không có lãi

Tại Trà Vinh, cá lóc bán tại ao tăng thêm 5.000 đồng/kg so với đầu năm, nhưng người nuôi chỉ hòa vốn đến thua lỗ nếu xuất bán.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.