| Hotline: 0983.970.780

Cty Ngọc Tùng giúp nông dân trồng lúa đạt hiệu quả cao

Thứ Năm 05/02/2015 , 08:50 (GMT+7)

Đối với bộ sản phẩm NPK chuyên dùng, cán bộ kỹ thuật của Cty Ngọc Tùng đã phối hợp 2 sản phẩm UDP Cọp vàng và UDP 16-16-8+TE để đưa vào quy trình bón phân cho ruộng lúa.

Cty CP Sản xuất - thương mại - dịch vụ Ngọc Tùng (doanh nghiệp chuyên SX và kinh doanh phân bón, thuốc BVTV) với hai nhà máy SX có công nghệ hiện đại hàng đầu đã SX ra những dòng sản phẩm chất lượng cao, ổn định giúp nông dân nâng cao hiệu quả trồng lúa…

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Trao đổi với PV, đại diện lãnh đạo Cty Ngọc Tùng phấn khởi cho biết: Sau thời gian dài thử nghiệm các dòng sản phẩm bằng phương thức trình diễn trên đồng ruộng do chính nông dân thực hiện; vụ Thu Đông 2014 vừa qua Cty đã chuẩn hóa và thực hiện thành công quy trình canh tác lúa sử dụng bộ sản phẩm phân bón, thuốc BVTV.

Có thể nói, với sự hợp tác tin cậy của nông dân cùng với những sản phẩm chất lượng cao, ổn định của Cty Ngọc Tùng các mô hình sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả cao nhất cho bà con nông dân. Đây cũng là nền tảng để Ngọc Tùng triển khai thực hiện quy trình SX trên diện rộng, tham gia tạo những cánh đồng lớn hiệu quả, với chi phí thấp nhất, góp phần nâng cao uy tín của hạt gạo Việt Nam.

Vụ lúa cho kết quả khả quan, mà thành công lớn nhất đó chính là đã tiết giảm đáng kể chi phí sử dụng phân bón, thuốc BVTV một cách hợp lý. Điều này đã giúp bà con nông dân tăng lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trường.

Nhờ thế, quy trình của Cty Ngọc Tùng đã được bà con nông dân áp dụng một cách phổ biến hiện nay. Điển hình là ruộng trình diễn của nông dân Trần Văn Hết (ngụ xã Quốc Thái, huyện An Phú, An Giang). Ông Hết SX giống lúa IR 50404 áp dụng quy trình bón phân và phun thuốc BVTV của Ngọc Tùng đã đạt lợi nhuận tăng hơn so với ruộng đối chứng gần 4,5 triệu đồng/ha. Trong đó, giảm chi phí mua phân, thuốc hơn 3 triệu đồng và năng suất tăng thêm được 200 kg lúa/ha.

Tại Đồng Tháp, nông dân Võ Văn Trắc (ngụ xã Phú Cường, huyện Tam Nông) SX giống lúa Jasmine cũng áp dụng quy trình của Ngọc Tùng mà lợi nhuận tăng hơn so với ruộng đối chứng hơn 5,2 triệu đồng/ha. Trong đó, chi phí phân, thuốc giảm gần 1 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm Oka 20WP đã khống chế được vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá giúp năng suất cao hơn ruộng đối chứng đến 800 kg lúa/ha.

h2102743516
Sản phẩm UDP Cọp vàng và UDP 16-16-8+TE.

Đối với bộ sản phẩm NPK chuyên dùng, cán bộ kỹ thuật của Cty Ngọc Tùng đã phối hợp 2 sản phẩm UDP Cọp vàng và UDP 16-16-8+TE để đưa vào quy trình bón phân cho ruộng lúa. Tùy giống có thời gian sinh trưởng khác nhau, liều lượng trung bình bón cho 1 ha ruộng lúa vào 3 giai đoạn quan trọng như sau:

- Giai đoạn từ 7 - 10 ngày sau khi sạ, bón UDP Cọp vàng: 50 kg/ha, kết hợp phân UDP 16-16-8+TE: liều lượng 100 kg/ha.

- Giai đoạn từ 18 - 22 ngày sau sạ, bón UDP Cọp vàng: từ 50 - 70 kg/ha; kết hợp UDP 16-16-8+TE, liều lượng 100 kg/ha.

- Giai đoạn từ 38 - 45 ngày sau sạ (bón đón đòng), bón sản phẩm là UDP 16-16-8+TE, liều lượng 180 - 200 kg/ha.

Với lượng phân sử dụng như trên, tính ra công thức NPK nguyên chất của bộ sản phẩm phân bón NPK chuyên dùng của Ngọc Tùng, trung bình là: 80,5 kg N/ha; 67,12 kg P2O5/ha và 32 kg K2O/ha. Sau khi trổ, vào giai đoạn bông lúa ngậm sữa, phun sản phẩm TungHT để nuôi hạt. Đây là sản phẩm phân bón lá giàu lân và kali, giúp hạt vào chắc nhanh, hạt mẩy, vàng sáng, giảm tỷ lệ hạt lép…

Quy trình bón phân của Ngọc Tùng không cần bón phân gốc giai đoạn sau trổ. Trong khi đó, các ruộng đối chứng phải bón phân 4 - 5 lần mỗi vụ. Liều lượng và chủng loại phân bón cho ruộng đối chứng như sau: Phân urê: 180 - 220 kg/ha/vụ; DAP: 100 - 150 kg/ha/vụ; KCL: 80 - 100 kg/ha/vụ. Tính ra công thức phân N-P-K nguyên chất của ruộng sử dụng sản phẩm thông thường, trung bình là: 116,3 kg N/ha; 62,1 kg P2O5/ha; 54 kg K2O/ha .

Lượng phân nguyên chất, nhất là chất đạm bón cho ruộng lúa mô hình trình diễn, luôn thấp hơn lượng đạm sử dụng khi bón phân đơn thông dụng, nhưng hiệu quả sử dụng phân bón UDP có sự khác biệt.

Nguyên do là vì, với công nghệ hòa tan urê tạo phức hợp NPK trong quá trình SX, nên đạm có trong phân UDP hiện diện ở hợp chất có mối liên kết vừa ít bị rửa trôi, vừa giúp cho cây trồng dễ hấp thu. Trong khi đó, đạm có trong phân đơn khi bón vào đất rất dễ bị mất do bay hơi, rửa trôi...

h1102743359
Nhà máy SX phân bón hiện đại của Cty Ngọc Tùng.

Hiệu quả cao, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

Về quy trình sử dụng thuốc BVTV tại ruộng trình diễn, phòng nghiên cứu kỹ thuật của Ngọc Tùng đã đưa ra bộ sản phẩm tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa với phương châm: giảm chi phí, ít tác động đến môi trường. Cụ thể, để xử lý cỏ và ốc đầu vụ:

- Trước khi sạ 1 ngày: Phun thuốc Tungsai 700WP để diệt ốc.

- Trước khi sạ 1 ngày, hoặc 1 - 3 ngày sau khi sạ: Phun thuốc cỏ tiền nẩy mầm Tungrice 300EC để diệt cỏ ngay đầu vụ.

- Nếu trước khi gieo sạ không có thời gian sử dụng thuốc Tungsai 700WP để diệt ốc, thì giai đoạn 7 - 10 ngày sau khi sạ, có thể trộn thuốc trừ ốc dạng bã mồi Snail Killer 12RB trong đợt bón phân thúc lần 1 để diệt ốc.

- Giai đoạn 7 - 12 ngày sau khi sạ: đối với ruộng khó giữ nước, phun thuốc Tungrius 10WP hoặc Tacher 250 EC để diệt cỏ sót.

Về quy trình phun thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh, Cty Ngọc Tùng đã chọn các sản phẩm cho từng giai đoạn cây lúa phát triển như sau:

- Giai đoạn 25 - 27 ngày sau khi sạ: Phun thuốc Bim 800WP để ngừa bệnh đạo ôn lá.

- Giai đoạn 35 - 40 ngày sau khi sạ: Phun thuốc Tungvil 10SC để phòng ngừa bệnh đốm vằn, giúp sạch lá chân, cứng cây, đứng lá, hỗ trợ làm đòng.

- Giai đoạn 40 - 45 ngày sau khi sạ đến trước trổ: Phun thuốc Tungcydan 60EC, Tungrell 25EC để phòng trị nhện gié, sâu cuốn lá, rầy nâu.

- Giai đoạn trước trổ, sau trổ: Phun Ara-super 350SC kết hợp Bibim 750WP, để phòng ngừa các bệnh lem lép hạt, vàng lá chín sớm, đốm vằn, đạo ôn cổ bông và OKA 20WP là sản phẩm phòng ngừa tốt bệnh cháy bìa lá, lép vàng.

- Giai đoạn sau trổ: Nếu có áp lực cao có thể sử dụng sản phẩm Tungent 800WG để phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân.

UDP là dạng phân tan chậm nên cây trồng phát triển thân lá tuy không nhanh nhưng ổn định. Nhờ vậy mà áp lực sâu bệnh cũng không nhiều, nên số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cũng được giảm đáng kể, trung bình ruộng trình diễn phun phòng trừ sâu bệnh chỉ từ 4 - 5 lần trong suốt vụ lúa.

Trong khi đó, ruộng đối chứng phải sử dụng 20 chủng loại thuốc, ngoài việc trừ cỏ và ốc đầu vụ; nông dân phải phun từ 6 - 8 lần để phòng trừ sâu, bệnh khác, với thói quen pha nhiều loại thuốc/lần phun nên chi phí cao.

Nhiều nông dân sử dụng phân UDP Cọp Vàng + UDP 16-16-8+TE bón cho lúa đều nhận định: Lúa phát triển rất tốt, rễ ra nhiều và trắng, đẻ nhánh sớm hơn hẳn ruộng đối chứng bón URE +DAP. Như vậy, nếu phối phân UDP Cọp Vàng và UDP 16-16-8+TE sẽ vừa phù hợp với sinh trưởng và phát triển của ruộng lúa, vừa hạ giá thành so với các loại phân hỗn hợp khác.

Phát huy từ hiệu quả sử dụng bộ sản phẩm phân bón, thuốc BVTV của Cty Ngọc Tùng trong vụ TĐ 2014 vừa qua, vụ ĐX 2014 - 2015 này, Cty đã triển khai mô hình trình diễn bộ sản phẩm phân, thuốc của công ty tại các khu vực SX lúa trọng điểm ở ĐBSCL với quy mô trên 50 điểm và đang tiếp tục mở rộng.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm