| Hotline: 0983.970.780

Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh: Vàng trắng chảy mãi

Thứ Ba 14/02/2012 , 10:03 (GMT+7)

14 năm qua Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách để ngày hôm nay có được những dòng vàng trắng tuôn chảy không ngừng...

Những dòng vàng trắng của Cty đang tuôn chảy trên huyện miền núi Hương Khê

Là đơn vị trực thuộc quản lý của Tập đoàn CNCSVN, 14 năm qua Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách để ngày hôm nay có được những dòng vàng trắng tuôn chảy trong niềm phấn khởi của tập thể lãnh đạo, CNVC toàn Cty.

Năm 2011 là năm thứ 14 Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ trồng cao su và là năm thứ tám Cty bắt tay khai thác, chế biến và kinh doanh sản phẩm mủ cao su. Từ 130 ha cao su đứng năm 2003, năng suất 0,65 tấn/ha, tổng sản lượng mủ 90 tấn đến nay tổng diện tích cao su của Cty tăng lên 6.390 ha (trong đó diện tích khai thác 2.322 ha, kiến thiết cơ bản 3.257ha, trồng mới tái canh 811 ha), năng suất 1,12 tấn mủ/ha, sản lượng hơn 2.200 tấn mủ.

Ông Trần Ngọc Sơn, Tổng giám đốc Cty chia sẻ: “Năm vừa qua mặc dù chịu ảnh hưởng suy thoái nền kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng, thời tiết rét đậm, rét hại, mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến tất cả các vườn cây… Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND, các Sở ban ngành tỉnh Hà Tĩnh; Tập đoàn CNCSVN và sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu của CBCNVC toàn Cty nên mọi chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng mủ chế biến đạt 2.040 tấn; tiêu thụ 1.712 tấn (trong đó xuất khẩu 1.373 tấn, nội tiêu 339 tấn); doanh thu đạt 160 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2010; kim ngạch xuất khẩu 5,3 triệu USD, đạt 133% kế hoạch; nộp ngân sách hơn 13 tỷ đồng”.

Cũng theo ông Sơn, ngoài SX, kinh doanh cao su, Cty còn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ cốm công suất 4.500 tấn/năm, dự kiến tháng 4/2012 sẽ đi vào hoạt động. Năm đầu tiên Nhà máy vận hành dự kiến sẽ chế biến 3.700 tấn mủ/năm với các loại sản phẩm mủ cốm như: SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20, RSS3… Các loại sản phẩm này đều được SX theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng xuất khẩu khu vực 1 và khu vực 2 (châu Âu, châu Mỹ). Đầu tư, kinh doanh các lĩnh vực khác như SX gạch tuynel; trồng rừng; nhà máy phân bón vi sinh hữu cơ; kinh doanh dịch vụ xăng dầu với doanh số bình quân hàng năm đạt khoảng 14 tỷ đồng.

Đặc biệt, năm 2011 vừa qua, Cty đã vươn sang phát triển cây cao su ở nước bạn Lào với tổng diện tích đã trồng đạt 400 ha; thành lập Cty con tại Lào với tên gọi Hà Tĩnh – Bôlykhămxay, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng. Thời gian tới Cty tiếp tục đầu tư mở rộng dự án, phấn đấu đến năm 2015 đạt 3.500-5.000 ha cây cao su đứng tại tỉnh Bôlykhămxay.

Song song với việc thực hiện SX, kinh doanh, năm qua, Cty cũng hết sức quan tâm đến đời sống CBCNVC. Hơn 1.600 cán bộ, công nhân lao động và gần 600 hộ dân tham gia nhận khoán vườn cây cao su, rừng trồng và đất lâm nghiệp có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân đạt 4 triệu đồng/người/tháng. Công nhân Nguyễn Văn Anh, Nông trường Hàm Nghi (Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh) phấn khởi nói: “Cũng đã gần chục năm ni tui gắn bó với Cty Cao su Hà Tĩnh rồi. Nhờ có Cty mà tui từ một người thất nghiệp nay có công ăn việc làm ổn định với mức thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng”.

Nơi “chảo lửa túi mưa” Hà Tĩnh đang có hàng trăm, hàng nghìn bàn tay, khối óc của CBCNVC Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh tạo nên những hàng cao su trải dài tít tắp, tuôn trào những dòng vàng trắng mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho Cty; giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động vùng nông thôn có thu nhập cao, ổn định cuộc sống.

Ngoài chăm lo cho đời sống CBCNVC, Cty còn trích hơn 1,6 tỷ đồng tổ chức thăm, tặng quà cho công nhân, lao động nghèo; gia đình chính sách; mẹ Việt Nam Anh hùng; ủng hộ quỹ vì người nghèo; quỹ khuyến học; thưởng tết cho 100% CBCNVC; đóng góp tiền hỗ trợ địa phương làm đường giao thông xây dựng nông thôn mới…

Định hướng phát triển năm 2012 của Cty được ông Trần Ngọc Sơn cho hay: “Xác định năm 2012 Cty sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy ngay từ đầu năm chúng tôi đã quán triệt các chỉ tiêu, kế hoạch và phương pháp thực hiện đến mỗi CBCNVC trong toàn Cty. Năm nay, Cty phấn đấu đưa vào khai thác 2.548 ha cao su (trong đó mở cạo mới 226 ha); sản lượng đạt 2.854 tấn; chế biến 3.500 tấn; xuất khẩu 2.100 tấn; tổng doanh thu 245 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ước đạt 45 tỷ đồng; nộp ngân sách 14,5 tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện khai hoang trồng mới 1.200 ha (trong đó Việt Nam 750 ha, Lào 350 ha); chăm sóc tốt vườn cây KTCB; phấn đấu đưa mức lương bình quân công nhân đạt 4.500.000 đồng/người/tháng”.

Những nỗ lực, cố gắng của Tập thể CBCNVC Cty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đã trược Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh, Tập đoàn CNCSVN ghi nhận, đánh giá cao. Bằng chứng là nhiều năm liền Cty được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước; Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bộ NN- PTNT; Tập đoàn CNCSVN; UBND tỉnh Hà Tĩnh trao tặng…

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm