| Hotline: 0983.970.780

Cty TNHH MTV Cao su Hương Khê: Vững vàng thế trận

Thứ Tư 15/02/2012 , 08:59 (GMT+7)

Đến nay Cty TNHH MTV Cao su Hương Khê đã có trong tay 15.000 ha diện tích đất lâm nghiệp để phát triển cao su và một số chương trình lâm nghiệp đề ra.

Ông Trần Thanh Long, Tổng giám đốc Cty cùng cán bộ ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh bên cây cao su hơn 3 năm tuổi

Được thành lập từ tháng 7/2007 với sự quan tâm của tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là sự quan tâm đầu tư đúng mức của Tập đoàn CNCS Việt Nam và nhân dân trong các vùng dự án, đến nay Cty TNHH MTV Cao su Hương Khê đã có trong tay 15.000 ha diện tích đất lâm nghiệp để phát triển cao su và một số chương trình lâm nghiệp đề ra. 

Mục tiêu Cty đặt ra là phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 7.000-8.000 ha cao su đứng và sẽ đưa vào khai thác mủ từ 1.500-2.000 ha.

Ông Trần Thanh Hà, Phó Tổng giám đốc Cty cho biết: Đến thời điểm này, Cty đã trồng được hơn 3.700ha cao su đứng, được Tập đoàn CNCS Việt Nam đánh giá là một trong những vườn cây ở khu vực miền Trung phát triển đều, đạt tiêu chuẩn đề ra. Ngoài phát triển cao su đại điền, Cty còn bắt tay với nông dân ở các huyện Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Sơn để phát triển cao su tiểu điền bằng hình thức bao tiêu trọn gói, được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Nếu suôn sẻ thì từ nay đến 2020, Cty sẽ phấn đấu cùng với nông dân đưa tổng diện tích cao su tiểu điền đạt 10.000 ha.

Hiện nay Cty TNHH MTV Cao su Hương Khê cũng đang quyết liệt đề nghị tỉnh Hà Tĩnh cho thuê đất để phát triển cao su đại điền. Cũng theo ông Hà, đầu năm 2012, Cty đã cử đoàn công tác sang tỉnh Khăm Muộn (Lào) để kết hợp với một số địa phương tỉnh bạn thực hiện dự án phát triển cao su. Theo đó hướng đến quy hoạch và tiến hành làm thủ tục thuê khoảng từ 5.000-10.000 ha đất thuộc tỉnh Khăm Muộn. Chủ trương này đã được Chính phủ Lào và tỉnh Khăm Muộn tạo điều kiện giúp đỡ. Nếu được lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Tập đoàn CNCS Việt nam chấp nhận, Cty phấn đấu trong năm 2012 này, cây cao su của Cty sẽ chính thức bén rễ trên đất nước Lào.

Vào dịp đầu năm mới Nhâm Thìn, chúng tôi lên thăm xã miền núi rẻo cao Sơn Hồng (huyện Hương Sơn), một địa phương nằm ở khu vực biên giới Việt – Lào. Sơn Hồng là xã tích cực tiếp nhận dự án phát triển cây cao su, nhờ vậy đến nay đã tạo được bước chuyển biến mạnh trong xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn định.

Chủ tịch UBND xã Sơn Hồng, Đào Anh Thân cho hay: “Chúng tôi xem Cty Cao su là "cứu tinh" xoá đói giảm nghèo của cả làng cả xã, bởi khi dự án cao su về đầu tư trên đất Sơn Hồng, đã có hơn 300 lao động là con em nông thôn được nhận vào làm công nhân cho Cty với mức lương bình quân đạt từ 3 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, mở ra một hướng đi mới cho người dân có công ăn việc làm, không còn vào chặt gỗ phá rừng như trước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội nơi vùng rừng biên giới. Bên cạnh việc trồng cao su, Cty đã đầu tư tiền của xây dựng cầu cống, đường sá giao thông đi lại, làm hội quán, trường học cho các thôn nằm trong vùng dự án, góp phần quan trọng cho xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM”.

Được biết, ngoài việc đầu tư phát triển cây cao su, Cty còn chú trọng đẩy mạnh đầu tư sản xuất qua các dự án như: lâm nghiệp, chế biến gỗ rừng trồng, trồng tre lấy măng...góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và nông dân nhận khoán có thu nhập ổn định; đồng thời, mang lại lợi nhuận thiết thực cho Cty.

Một nông dân ở thôn 9, xã Sơn Hồng phấn khởi nói: “Trong dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua, gia đình tôi nhờ có 2 đứa con được nhận vào làm việc tại Cty nên cả nhà mới có được cái tết sung túc, đầy đủ. Tôi cũng chẳng biết nó nhận khoán, thực hiện những việc gì mà tết mang về gần 30 triệu đồng, bảo là Cty thanh toán. Đây là khoản tiền mà vợ chồng tôi mơ cả đời mới thấy. Không chỉ có gia đình tôi mà còn có rất nhiều gia đình khác trong thôn cũng giàu lên nhờ con cái được nhận vào làm cao su”.

Có thể nói, tuy mới gia nhập Tập đoàn CNCS Việt Nam, nhưng nhờ sự tích lũy dày dạn qua nghề rừng của lãnh đạo Cty, đặc biệt là người đứng đầu - GĐ Trần Thành Long đã chèo lái con thuyền đi đúng hướng, tạo nên kỳ tích gần 4.000 ha cao su trên vùng đất này. Đây cũng là tiền đề để việc phát triển cao su đi đúng định hướng, tạo bước đột phá kinh tế trên địa bàn như kỳ vọng.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm