| Hotline: 0983.970.780

Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh đón Huân chương Lao động hạng Ba

Thứ Hai 19/01/2015 , 09:46 (GMT+7)

Lâm trường Di Linh được UBND tỉnh Lâm Đồng thành lập ngày 12/7/1977. Đến năm 2010, chuyển đổi thành Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh.

Để nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng, góp phần bảo vệ tốt tài nguyên môi trường, Cty đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là trồng mới, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng (QLBVR).

Nhưng để có kinh phí đầu tư cho công tác quan trọng nói trên, ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư một phần, Cty còn biết cách tổ chức SXKD rừng hợp lý, khoa học, hiệu quả. Hiện đơn vị dẫn đầu trong 12 Cty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh về việc kết hợp giữa trồng mới, chăm sóc, QLBVR với SXKD.

Từ khi chuyển đổi hoạt động theo mô hình mới, Cty quản lý 27.579 ha rừng và đất rừng. Đồng thời thực hiện tốt sự gắn kết giữa hai nhiệm vụ QLBVR, khoanh nuôi làm giàu rừng, xây dựng và phát triển vốn rừng; tổ chức nông lâm kết hợp, khai thác rừng trồng và các lâm sản ngoài gỗ; chế biến, kinh doanh gỗ, sản phẩm gỗ, lâm sản và các mặt hàng trang trí nội thất…

Bên cạnh đó, còn tổ chức kinh doanh lâm nghiệp và phát triển vốn rừng, sử dụng đất đai một cách hợp lý; kinh doanh rừng trồng; khai thác sản phẩm trung gian trong việc thực hiện các biện pháp lâm sinh; kinh doanh tổng hợp đa ngành nghề…

Từ năm 2009 cho đến nay, Cty đã trồng mới được 284,55 ha, trên diện tích khai thác trắng rừng trồng và cải tạo rừng thông được 9 ha, đồng thời chăm sóc rừng trồng từ các năm thứ 2 đến năm thứ 4 được 561,41 ha.

Cùng với đó, công tác giao khoán QLBVR và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) cũng được chú trọng thực hiện, đã góp phần bảo vệ, phát triển tốt vốn rừng. Cty đã tiến hành giao khoán QLBVR cho 647 hộ dân và 1 tập thể, với diện tích 17.622,88 ha.

Với nguồn vốn ngân sách tỉnh, chi trả dịch vụ môi trường rừng và nguồn vốn tái tạo rừng của đơn vị, những năm qua Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh đã đầu tư cho các hộ dân và tập thể nhận giao khoán QLBVR gần 6 tỷ đồng.

Chính việc chi trả thỏa đáng này đã góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và các hội người Kinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của bà con trong việc quản lý, bảo vệ rừng theo phương châm “rừng có chủ thực sự”.

Bên cạnh đó, công tác PCCCR cũng được Cty tiến hành đồng bộ, chặt chẽ bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Ban Lâm nghiệp các địa phương tổ chức hội nghị PCCCR, diễn tập PCCCR, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia công tác PCCCR, QLBVR.

Với những thành tích đã đạt được, ngày 16/1 vừa qua Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Cũng trong dịp này Giám đốc Phạm Đình Quang được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Do đó, trên diện tích rừng, đất rừng của Cty không xảy ra vụ cháy rừng nào và tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng cũng rất ít. 

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, gỗ và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ được xác định là mặt hàng chiến lược của Cty. Do vậy, để có nguyên liệu chế biến, Cty phải đẩy mạnh việc trồng rừng nguyên liệu, tham gia đấu thầu cây đứng, tổ chức khai thác và củng cố các đơn vị trực thuộc, để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tập trung đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao công suất chế biến gỗ và lâm sản.

Hiện tại, Cty có 2 xí nghiệp lâm nghiệp (Bắc Sơn và Gung Ré) làm nhiệm vụ SX lâm nghiệp và QLBVR, 1 xí nghiệp chế biến lâm sản và 1 xí nghiệp SX - thương mại - du lịch.

Bằng việc xác định đúng nhiệm vụ chiến lược, đúng trọng tâm, trọng điểm đối với các đơn vị, nên lĩnh vực SXKD của Cty có bước phát triển vượt bậc, mặc dù bị tác động bởi khó khăn của thị trường và cơ chế chính sách.

Theo số liệu của Cty: Doanh thu năm 2013 đạt 41,224 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 7 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 7,2 tỷ đồng, thu nhập bình quân của 121 lao động đạt 7,50 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,25 lần so với năm 2011. Năm 2014, không có khai thác rừng tự nhiên nhưng doanh thu vẫn đạt trên 35 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cty đã góp phần giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động lâu dài, thời vụ của địa phương, trong đó có nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số; qua đó tác động tích cực nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của người dân. 

Những kết quả đạt được, Cty đã có điều kiện để nâng cao hiệu quả phương thức gắn kết giữa trồng mới, QLBVR với SXKD rừng. Và nếu như, những khó khăn mà Cty đang gặp phải về cơ chế chính sách, cơ chế tự chủ doanh nghiệp, quy chế đặc thù trong quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh rừng trồng, thuế thu nhập doanh nghiệp, xác định đúng giá trị rừng trồng… được tỉnh và các ngành chức năng tháo gỡ, thì hiệu quả do Cty mang lại đối với đời sống kinh tế, xã hội sẽ cao hơn.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm