| Hotline: 0983.970.780

Cụ bà 94 tuổi vẫn nặng gánh mưu sinh

Thứ Tư 17/04/2019 , 16:08 (GMT+7)

Ở tuổi bà, nhiều người đã hoàn toàn lệ thuộc vào con cháu, nhưng bà vẫn còn lao động miệt mài, thật hiếm thấy.

Bà Hồ Thị Chước, hiện cư ngụ tại nhà số 233/39C, đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, năm nay tuy đã 94 tuổi nhưng ngày ngày bà vẫn nướng bánh kẹp mưu sinh.

Bà Hai “bánh kẹp” đang nướng bánh

Bà tâm sự: vì gia đình nghèo nên từ lúc còn nhỏ bà phải mua gánh bán bưng để giúp đỡ gia đình. Sau khi lấy chồng bà tiếp tục buôn bán, sau đó học nghề làm bánh kẹp và bán bánh kẹp từ đó cho đến bây giờ.

Bà cho biết người làm bánh kẹp phải trải qua nhiều công đoạn, từ xay bột, nạo dừa vắt nước cốt cho đến đánh bột với hột gà, công đoạn nào cũng đòi hỏi tỉ mỉ công phu. Trước đây tất cả các công đoạn đều làm bằng thủ công, nay nhờ có bột chợ nên đỡ vất vả.

Bà Hồ Thị Chước trong căn nhà chật hẹp

Để có được những chiếc bánh thơm ngon, giòn ngọt bà phải bắt tay vào làm từ 6 giờ sáng đến xế chiều, mỗi ngày trung bình từ 2 - 3 kg bột, lời bình quân mỗi ngày từ 50.000đ – 100.000đ. Trước đây bà bán với giá 1.000đ/cái, nay đường và bột đều lên giá nên buộc lòng phải lên giá 2.000đ/cái. Bà nói bán rẻ lời ít nhưng được cái người ta mua nhiều.

Bà cho biết bà có tất cả 4 người con, hai trai, hai gái, chồng đã qua đời cách nay 25 năm, gia đình túng thiếu nên bà phải bươn chải để đỡ gánh nặng cho các con. Tính đến nay, bà đã có gần 50 năm sống bằng nghề nướng bánh kẹp nên lúc nào bà cũng nặng lòng với nghề nầy.

Bánh kẹp nướng xong có người mua

Chị Nguyễn Thị Hồng Phượng, con dâu của bà chia sẻ: Má chồng tôi lúc nào cũng lui cui ở bếp lửa, đổ bột và nướng bánh. Ngày nào bận chuyện không nướng được bà cảm thấy buồn vời vợi.

Con cháu khuyên bà nghỉ bán, bà nói: “Ngày nào còn khỏe mạnh là ngày đó tui còn nướng. Có làm mới cảm thấy vui”.

Tuy tuổi cao, lưng còng, tay hơi run nhưng tinh thần bà vẫn minh mẫn và vui tính. Điểm bán của bà chỉ là một khoảng không gian nhỏ hẹp trước căn nhà cũ kỹ, chật chội nhưng lúc nào cũng có khách. 

Khách qua đường thấy bà lớn tuổi mà còn ngồi bên bếp lửa để nướng bánh ai cũng dừng chân lại, vừa thưởng thức bánh vừa ủng hộ bà. Mặc dù chỗ bán của bà không có bàn ghế, không có kệ, chỉ có cái lò than, cái khuôn bánh và vịm bột.

 

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm