| Hotline: 0983.970.780

Cu Ba, chuyện của người trong cuộc: Hy vọng hồi sinh

Thứ Tư 31/12/2014 , 09:14 (GMT+7)

Chuyến công tác gần nhất vào giữa tháng 12/2014, tôi vui mừng khi thấy đất nước Cu Ba có sự lột xác về diện mạo./ Điều ít biết về xì gà Cu Ba

NGÔI SAO MỘT THỜI

Thực ra, nguyên nhân khiến nền kinh tế Cu Ba suy sụp như ngày hôm nay không hẳn do lệnh cấm vận của Mỹ mà phần lớn bởi sự tan rã của Liên Xô cũ và các nước XHCN ở Đông Âu.

Dù Mỹ công khai cấm vận từ năm 1962, song trước năm 1990 Cu Ba vẫn khá phát triển, đặc biệt là nông nghiệp, y tế và công nghệ sinh học. Cu Ba từng có đoàn tàu buôn đứng đầu khu vực Mỹ Latinh.

Theo sự phân công của khối XHCN, Cu Ba được giao nhiệm vụ độc canh trồng mía và cây có múi để cung cấp cho các nước trong khối. Ngoài ra, nhờ sự giúp đỡ về giống và khoa học kỹ thuật từ Nga và các nước Đông Âu, ngành chăn nuôi bò sữa, lợn và gia cầm của Cu Ba từng một thời dẫn đầu các nước khu vực Caribe.

Có thời điểm, tổng đàn bò sữa của Cu Ba đạt gần 1 triệu con và Chủ tịch Fidel Castro ngày ấy có chính sách miễn phí cho học sinh bậc mẫu giáo và tiểu học mỗi ngày 1 cốc sữa. Hiện Cu Ba vẫn còn giữ bức tượng tưởng nhớ đến chú bò cho sản lượng sữa kỷ lục trong lịch sử 100 lít/ngày.

Với ngành mía đường, thời điểm hoàng kim Cu Ba trở thành công xưởng cung cấp đường cho các nước XHCN, có thời điểm sản lượng đường Cu Ba xuất khẩu đạt vài triệu tấn/năm và tỉ lệ cơ giới hóa trong ngành mía lên tới 50%.

15-11-24_nh3
Ô tô cổ là hình ảnh quen thuộc tại Cu Ba

Bên cạnh đó, Cu Ba là nước hàng đầu tại khu vực Mỹ Latinh về xuất khẩu lao động là các chuyên gia về y tế, giáo dục sang các quốc gia khác như: Venezuela, Bolivia… giúp chữa bệnh cũng như xóa nạn mù chữ (do khu vực Mỹ Latinh phần lớn sử dụng tiếng Tây Ban Nha).

Biến cố lớn nhất với đất nước Cu Ba đến khi Liên Xô tan rã và bức tường Berlin ngăn cách Đông và Tây Đức sụp đổ. Do bị Mỹ cấm vận nên lúc này Cu Ba không giao thương, xuất khẩu hàng hóa được sang các nước khác nên dẫn tới tình trạng khan hiếm trầm trọng năng lượng.

Về truyền thông, báo chí, hiện Cu Ba có tờ báo hàng đầu là Granma (tên con tàu mà Fidel Castro đổ bộ từ Mexico trở lại Cu Ba năm 1956) của Đảng Cộng sản Cu Ba được hình thành nhờ sự sáp nhập nhiều tờ báo từ thời cách mạng trước đó.
Bên cạnh đó, Cu Ba cũng có đài phát thanh, truyền hình và các tờ báo thuộc cơ quan đoàn thanh niên, công đoàn người lao động và của Thủ đô La Habana… song hầu hết báo chí tại Cu Ba có một điểm chung là không có hoạt động quảng cáo.

Từ việc thiếu xăng dầu kéo theo hệ lụy máy móc gần như phải đắp chiếu, SX bị đình trệ. Do là nước nông nghiệp độc canh mía và cam nên sau khi khối XHCN tan rã, Cu Ba rơi vào khủng hoảng thiếu lương thực do không xuất bán được mía đường.

Đứng trước biến cố lớn trong lịch sử lại đang trong vòng vây cấm vận của Mỹ nên Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro buộc phải tuyên bố tình trạng đặc biệt trong thời bình và thi hành một loạt chính sách thắt lưng, buộc bụng hà khắc gồm: áp dụng chính sách tem phiếu với những mặt hàng nhu yếu phẩm quan trọng như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vải vóc; khuyến khích người lao động làm việc lâu hơn nếu còn sức khỏe và muốn cống hiến cho đất nước (trước Cu Ba cũng quy định 60 tuổi về hưu)…

HY VỌNG SỰ HỒI SINH

Vừa trở về từ Việt Nam ngày 23/12/2014 sau chuyến công tác 10 ngày cùng đoàn Hội Hữu nghị Viêt Nam - Cu Ba, tôi cảm thấy hạnh phúc và may mắn vô cùng khi có mặt tại Cu Ba đúng thời điểm Mỹ công bố xóa bỏ lệnh cấm vận và nối lại quan hệ ngoại giao.

Gắn bó và có nhiều kỷ niệm với Cu Ba nên những năm gần đây, mỗi lần có dịp trở lại tôi lại thấy buồn và chạnh lòng khi chứng kiến sự đi xuống của nền kinh tế nước bạn.

15-11-24_nh1
Đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Hồ Chí Minh tại tại Cu Ba

 Những con đường xuất hiện rất nhiều ổ gà, ổ voi, những tòa nhà kiến trúc Tây Ban Nha rất đẹp bắt đầu xuống cấp, những cánh đồng bị bỏ hoang và ngay cả tuyến phố du lịch sầm uất nhất bên bờ biển thuộc Thủ đô La Habana ngày một vắng vẻ, tiêu điều hơn.

Tuy nhiên, chuyến công tác gần nhất vào giữa tháng 12 vừa rồi, tôi vui mừng khi thấy đất nước Cu Ba có sự lột xác về diện mạo. Những tòa nhà đã sơn lại rất sáng sủa. Các con đường xuống cấp được sửa  lại đẹp như xưa, thậm chí hai bên đường giờ còn trồng rất nhiều cây và hoa vô cùng trang hoàng lộng lẫy.

Tôi từng là phóng viên rồi trưởng phân xã tại Cu Ba từ 1973 đến 1987, sau lại thường xuyên tháp tùng các chuyến công tác của nguyên thủ nên có nhiều dịp quay lại nước bạn nên tôi thuộc nằm lòng những thăng trầm lịch sử của hòn đảo nằm ở vùng Bắc Caribe này.

Hy vọng rằng, việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận sẽ giúp Cu Ba khôi phục lại nền kinh tế thời hoàng kim ngày nào nhờ xuất khẩu được trở lại các mặt hàng thế mạnh và đặc biệt là đón nhận lượng kiều hối không còn bị hạn chế số lượng từ Mỹ gửi về.

Nói đến Cu Ba không thể không nhắc tới xì gà. Lí do khiến xì gà Cu Ba ngon nổi tiếng toàn cầu như vậy đầu tiên phải kể đến khí hậu và giống, song việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật canh tác, chế biến là yếu tố quyết định.

Theo đó, các cánh đồng trồng cây thuốc lá để làm xì gà được căng vải màn để che bớt ánh sáng mặt trời, bên dưới các rãnh luôn có nước để giữ độ ẩm ổn định. Cây thuốc lá được thu hoạch từng lá một từ dưới lên trên. Sau đó, lá cùng độ chín được đem phơi trong một ngôi nhà mái cọ có lượng gió lùa vào hợp lí từ vài tháng cho đến 1 năm (tùy từng loại xì gà).

Tiếp đến, thuốc lá được đem ngâm trong một bể nước chứa trong một loại gỗ đặc biệt để không bị mất mùi rồi lại đem phơi ráo nước một tuần lễ trước khi đem quấn thành điếu xì gà. Trước khi cuốn, các nghệ nhân tiến hành lọc bỏ hết các gân lá và mỗi loại xì gà có màu sắc, độ to bé khác nhau mang hương vị khác nhau.

Hiện, tại Cu Ba có các thương hiệu xì gà nổi tiếng như: Maduro, Behique, Negro, Patagas. Ngoài ra, Cu Ba còn có những loại xì gà được làm theo đơn đặt hàng của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới, trên điếu thuốc có in tên và chữ ký của các nguyên thủ để họ làm quà tặng bạn bè, đối tác.

Hiện nay, đóng góp cho nền kinh tế Cu Ba đứng đầu là ngành du lịch, sau đến xì gà, thứ ba là xuất khẩu niken, xuất khẩu lao động cao cấp (chuyên gia, bác sỹ) và mía đường.

Với diện tích 21.000 km2 (bằng khoảng 2/3 Việt Nam), dân số 11 triệu người sống tại 14 tỉnh, thành phố, thì cơ hội và tiềm năng để Cu Ba bứt phá về kinh tế rất lớn, và có lẽ đây cũng chính là thời cơ vàng để các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng đầu tư vào Cu Ba khi nước bạn mở cửa.

* Ông Nguyễn Duy Cương từng là Trưởng phân xã TTXVN tại Cu Ba, nguyên Phó Tổng giám đốc TTXVN và hiện là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba.

NGUYỄN DUY CƯƠNG (*)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm