| Hotline: 0983.970.780

Cứ điểm Tà Cơn - chứng tích hào hùng nơi 'miền đất lửa'

Thứ Sáu 13/09/2019 , 14:11 (GMT+7)

Nằm trên con đường số 9 huyền thoại, Khu di tích cứ điểm Tà Cơn – Khe Sanh thuộc địa bàn xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là một trong những điểm dừng chân quen thuộc của nhiều du khách.

Người Quảng Trị có thể tự hào với một “vỉa” du lịch khá nổi tiếng, lại rất đặc biệt vì không thể tìm thấy ở bất kỳ một tour nào khác trong cả nước: Du lịch vùng phi quân sự DMZ (Demilitarized Zone) – Thăm lại chiến trường xưa.

Lần theo những trang sử liệu, trong thời gian từ năm 1966 – 1968, vùng thung lũng Khe Sanh, với trung tâm điểm sân bay Tà Cơn từng là một cứ điểm quân sự quan trọng nằm trong hệ thống hàng rào điện tử McNamara do quân đội Mỹ thiết lập dọc vỹ tuyến 17, với mục đích ngăn chặn sự chi viện của quân dân miền Bắc đối với chiến trường miền Nam.

Máy bay vận tải CH-47 trưng bày trong khu di tích cứ điểm Tà Cơn.

Do vị trí mắt xích đặc biệt quan trọng, quân đội Mỹ đã cho xây dựng Tà Cơn thành một cứ điểm quân sự liên hoàn gồm các doanh trại, hầm hào công sự phòng thủ kiên cố, đồng thời cho thiết lập tại đây một đường băng có thể tiếp nhận các loại máy bay chiến đấu và vận tải hiện đại nhất thời điểm bấy giờ như CH47, C130, trực thăng, phản lực... Người Mỹ còn bố trí tại đây một lực lượng lên đến hàng chục ngàn quân lính, được trang bị nhiều vũ khí, đạn dược.

Du khách tham quan chiếc xe tăng của quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, từ sau tháng 7/1968, trước khí thế tiến công mạnh mẻ của quân giải phóng trong chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh, lực lượng của quân đội Mỹ - Sài Gòn buộc phải rút chạy khỏi cứ điểm này sau 2 năm hiện diện.

Bom đạn do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh còn sót lại.

Do những biến thiên lịch sử, di tích cứ điểm Tà Cơn nằm hoang phế trong một thời gian dài cho đến khi được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 236/QÐ-BVHTT ngày 12 tháng 12 năm 1986. Từ sau năm 2002 đến nay, di tích thực sự hồi sinh và mỗi năm đón hàng ngàn lượt khách tron nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.

Nhà bảo tàng có kiến trúc gần gũi với cư dân Vân Kiều, Pa Kô bản địa.

Hiện nay, khu di tích cứ điểm Tà Cơn lưu giữ nhiều hiện vật chiến tranh như xe tăng, máy bay, đạn pháo… của quân đội Mỹ từng sử dụng trong thời gian chiến tranh. Bên cạnh đó, một số hầm hào công sự, đài chỉ huy, đài liên lạc… cũng được chính quyền địa phương cho phục dựng lại nhằm giúp du khách phần nào hình dung quy mô, sự khốc liệt của chiến tranh.

Tượng sáp đồng bào Vân Kiều, Pa Kô bản địa, một trong những nhân tố quan trọng làm nên chiến thắng trước kẻ thù hùng mạnh.

Một bảo tàng với kiến trúc nhà sàn đặc trưng của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô bản địa cũng được tỉnh Quảng Trị xây dựng để trưng bày nhiều hiện vật gồm quân tư trang của quân giải phóng và quân đội Mỹ  - Sài Gòn được nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân sưu tầm trong thời gian sau cuộc chiến.

Một góc nhỏ bên trong nhà bảo tàng.

Đến với khu di tích cứ điểm Tà Cơn, du khách không chỉ cảm nhận được sự khốc liệt của một cuộc chiến tranh đã lùi xa mà còn được chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẻ của vùng đất một thời khói lửa với hình ảnh những vườn cà phê, hồ tiêu ngút ngàn, những nông dân thuần hậu, cần mẫn trong cuộc mưu sinh giữa đời thường…

Một du khách người Iran chụp hình bên xác máy bay Mỹ.
Máy bay C130, một trong những phương tiện vận tải hiện đại của quân đội Mỹ thời điểm xảy ra cuộc chiến.
Xe đạp thồ, một trong những phương tiện vận chuyển vũ khí đạn dược trong chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh của quân giải phóng được phục dựng.

Xem thêm
Trao tặng kỷ niệm chương cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Trao tặng kỷ niệm chương cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Kết nối các lực lượng thực thi pháp luật thủy sản. Chia sẻ khó khăn với bà con bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Trao tặng 2.000 con vịt biển giống cho Bộ đội biên phòng.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Ứng dụng công nghệ hướng tới phát triển ngành ong bền vững

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam hội tụ đầy đủ điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng và đa dạng cây trồng phục vụ nghề nuôi ong.