| Hotline: 0983.970.780

"Cú hích" dồn điền đổi thửa

Thứ Tư 17/12/2014 , 09:19 (GMT+7)

Kết quả DĐĐT là tiền đề để Sóc Sơn hoàn thiện tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SX nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong xây dựng NTM...

Sóc Sơn là huyện có diện tích đất SX nông nghiệp lớn, với hơn 13.200 ha (chiếm 43,8% tổng diện tích tự nhiên), song đồng đất cao thấp xen kẽ, ruộng đất manh mún; cả huyện có 501.094 thửa đất, bình quân 9,6 thửa/hộ, cá biệt có xã có đến 21 thửa/hộ như ở Bắc Phú.

Từ hai xã được chọn thí điểm dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là Tân Hưng và Minh Trí, đến nay sau 4 năm triển khai, vừa làm tốt công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân vừa tập trung thống nhất cao, tuân thủ đúng quy trình DĐĐT, huyện đã DĐĐT được trên 10.247 ha, vượt 101% kế hoạch.

Số thửa bình quân trên hộ đã giảm xuống còn 2,5 thửa/hộ. Diện tích đất dôi dư sau DĐĐT trên 932 ha, tương đương với giá trị trên 2.783 tỷ đồng, qua đó đã tạo điều kiện để quy hoạch lại giao thông thủy lợi nội đồng và các công trình phúc lợi, phục vụ đời sống nhân dân.

Công tác DĐĐT là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến thành công của việc xây dựng NTM ở Sóc Sơn. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá để thúc đẩy SX nông sản hàng hoá, đẩy mạnh thâm canh và đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, làm giảm chi phí SX và hình thành tư duy làm ăn mới. DĐĐT để quy hoạch lại đồng ruộng, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Kết quả DĐĐT là tiền đề để Sóc Sơn hoàn thiện tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SX nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong xây dựng NTM; tạo điều kiện thuận lợi để huyện tiến hành tổ chức lại SX, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Trong 4 năm, toàn huyện đã chuyển đổi trên 5.931 ha, trong đó diện tích chuyển sang SX lúa chất lượng cao đạt gần 5.570 ha; trồng rau an toàn, rau hữu cơ trên 118 ha; cây ăn quả 200 ha, hoa cây cảnh 32 ha, mô hình chăn nuôi xa khu dân cư 2,1 ha và 3,65 ha làm kinh tế trang trại.

Sau DĐĐT, cơ giới hóa trong từng khâu SX từng bước được đẩy mạnh. Các loại máy móc phục vụ cơ giới hóa được nâng cấp, đầu tư. Nhiều giống tiến bộ đã được đưa vào SX đại trà. Trên địa bàn huyện hình thành nhiều vùng SX hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao như hoa nhài Phù Lỗ, Đông Xuân có giá trị SX đạt từ 420 - 450 triệu đ/ha canh tác; vùng bưởi Diễn tại Phú Cường, Thanh Xuân và Phú Minh đạt 350 - 400 triệu/ha; vùng rau hữu cơ Thanh Xuân đạt 1.235 triệu đ/ha; vùng chè Bắc Sơn đạt 250 triệu đ/ha.

Huyện Sóc Sơn đã xây dựng được 32 vùng SX lúa chất lượng tập trung, năng suất đạt trên 50 tấn/ha, cho giá trị SX trên 100 triệu đ/ha. Ngoài ra huyện còn hình các vùng SX đu đủ, chuối tiêu hồng, nấm, hoa lan… Hình thành 79 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và 4 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

Tổng giá trị SX đạt trên 9%, trong đó SX nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 2,64%/năm, giá trị SX trên 1 ha canh tác đạt 125 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 26,4 triệu đ/năm (tăng gần 9 triệu đ/người/năm so với năm 2010).

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất