| Hotline: 0983.970.780

Cử tri Trần Đình Chiến, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh): Chú trọng khâu tìm kiếm thị trường và chế biến là hướng đi đúng đắn

Thứ Năm 07/11/2019 , 09:07 (GMT+7)

Ngày 6/11, tôi có nghe phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Quốc hội trên đài phát thanh.

17-16-21_nh1
Ông Trần Đình Chiến, Giám đốc Cty CP nông nghiệp Hương Sơn.

Tôi đánh giá cao những phản biện của Bộ trưởng liên quan đến công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi; giải pháp đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới ở vùng sâu vùng xa; đặc biệt là tránh tình trạng “được mùa, mất giá”.

Như địa phương tôi đang sinh sống, lợi thế phát triển nhung và các sản phẩm từ nhung hươu sao là rất lớn. Tuy nhiên, đầu ra và giá bán của sản phẩm này đang ở mức rất hạn chế, bấp bênh. Người ta vẫn mặc định nhung hươu là sản phẩm dành cho giới “nhà giàu”, tuy nhiên, bây giờ đời sống của người dân cả nước đều đã được nâng lên đáng kể nên để đưa sản phẩm đặc sản của huyện Hương Sơn đến với nhiều tầng lớp người tiêu dùng, tôi đã thành lập doanh nghiệp, hợp tác với một số Cty dược ở miền Bắc, chế biến nhung hươu làm thực phẩm chức năng. Đây là giải pháp mở rộng thị trường mới và từ trước đến nay Hương Sơn chưa chú trọng.

Nói như vậy để hiểu rằng, khâu tổ chức sản xuất không phải là số 1 nữa và việc chú trọng khâu tìm kiếm thị trường, chế biến là hướng đi đúng đắn của Bộ NN-PTNT.

Hiện, hàng nghìn hộ dân ở Hương Sơn đã chuyển hướng từ nuôi hươu nhỏ lẻ sang nuôi tập trung để nâng cao chất lượng sản phẩm nhung; đồng thời, ký hợp đồng với Cty chúng tôi để ổn định đầu ra cho sản phẩm với mức giá cao hơn thị trường từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/lượng nhung.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.