| Hotline: 0983.970.780

Cứ tưởng…!?!

Thứ Bảy 07/12/2019 , 08:15 (GMT+7)

Hôm trước tôi về quê đi họp lớp. Sau khi ăn uống hát hò, gục vào vai nhau ôn lại những kỷ niệm thời cấp 3, tôi đành phải lưu luyến chia tay đám bạn thuở hoa niên để bắt xe buýt ngược về Hà Nội.

Ảnh minh họa.

Mới đầu giờ chiều mà không hiểu sao, chiếc xe buýt liên tỉnh đã ì ạch, chật kín. Bước được chân lên xe, tôi phải len mãi mới tìm được chỗ đứng.

Để tôi tả thêm cho bà con hiểu mức độ chật chội, nghĩa là, nếu đứng phía sau nhìn về trước, chỉ thấy một loạt các đầu đen trên xe, và chỉ phân biệt đàn ông, phụ nữ qua mái tóc dài ngắn trên đầu.

Cũng nhìn tóc, tôi biết phía trước mình là một cô gái. Tránh những rắc rối không đáng có khi đi xe buýt, nhất là hôm ấy lại đầu tháng, tôi nép sát người vào một chú có dáng vẻ nông dân bên cạnh, rồi lôi điện thoại ra xem lại những bức ảnh chụp lúc say sưa với mấy ông bạn.

Đang vừa xem vừa tủm tỉm cười thì cô gái phía trước, vẻ mặt khá trẻ, quay nửa đầu lại mặt ngước lên hỏi xẵng: "Cái gì đấy?"- Điện thoại em ạ. Tôi trả lời thật thà. "Cất đi". Cô gái lại đanh giọng. Tôi hơi ngỡ ngàng, nhưng thôi, nghe lời phụ nữ nhiều rồi, thêm lần nữa cũng chả sao.

Vừa cất được lúc, cô ấy lại hơi quay đầu lại, trợn mắt hỏi: "Đừng nói là điện thoại của anh to lên và dài ra đấy nhé". Tôi vẫn không hiểu gì, lại thật thà: "Không, điện thoại của tôi vẫn thế, mà tôi cất nó sang túi bên kia rồi”.

Cô gái quay mặt đi, lẩm bẩm câu gì đó. Vừa lúc đó xe buýt tạt vào điểm dừng. Chú nông dân bên cạnh thấy vậy hấp tấp bước xuống xe. Mới chạm chân xuống đất đã quay lại hoảng hốt: "Khoan đã, còn cái đòn xóc của tôi nữa. Đợi chút để tôi lấy cái đòn xóc. Đi làm thuê mà không có nó thì hỏng hết bánh kẹo".

Mấy người trên xe cố né người, để chú lên xe, rút ra cái đòn xóc dài và thẳng, to hơn cổ tay đang lắc lư giữa rừng người.

Nhìn thấy cái đòn xóc, cô gái đứng trên cỏ vẻ lúng túng, hơi đỏ mặt. Tôi lúc này mới hiểu ra chuyện, chỉ mỉm cười, không nói gì. Thế nào, lúc xuống, tôi với cô ấy lại cùng chung một điểm. Khi tôi đang bước đi thì cô gái (giờ mới nhìn được kỹ là mặc váy, nom khá sành điệu) chạy theo, gãi gãi đầu, lí nhí: "Em xin lỗi, khi nãy, em cứ nghĩ là... của anh".

Tôi cười phá lên, làm cô giật mình hỏi: "Sao anh lại cười?". Tôi thật thà: "Vì em có trí tưởng tượng thật thú vị. Nhưng tôi rất vui vì em đã hình dung tốt về tôi". Cô gái hơi cúi mặt, khẽ liếc xéo một cái rồi ngoay ngoáy bước đi..!

(Kiến thức gia đình số 49)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm