| Hotline: 0983.970.780

“Cua đồng lạ, nghi của Trung Quốc” là thông tin bịa đặt

Thứ Năm 09/01/2014 , 09:38 (GMT+7)

Tổng cục Thủy sản khẳng định, những tin đồn mà một số tờ báo gần đây đăng tải về việc xuất hiện cua đồng “lạ”, nghi là cua đồng Trung Quốc tại một số địa phương ở Thái Bình và Nam Định là hoàn toàn bịa đặt, ảnh hưởng xấu khiến dư luận hoang mang.

Tổng cục Thủy sản khẳng định, những tin đồn mà một số tờ báo gần đây đăng tải về việc xuất hiện cua đồng “lạ”, nghi là cua đồng Trung Quốc tại một số địa phương ở Thái Bình và Nam Định là hoàn toàn bịa đặt, ảnh hưởng xấu khiến dư luận hoang mang.

>> Thông tin ''cua Trung Quốc được nuôi ở Nam Định'' là không chính xác

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Huy Điền - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Cách đây 4 - 5 năm (khi ông Điền còn công tác ở Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư QG), trước nhu cầu ngày càng lớn, nhận thấy cua đồng là đối tượng nuôi có giá trị nên chính ông từng phụ trách một số chương trình khuyến khích nhân nuôi cua đồng do Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư QG triển khai.

Theo đó, đã tổ chức hỗ trợ một số mô hình nhân nuôi cua đồng từ nguồn gốc con giống tự nhiên trên ruộng lúa và nuôi thâm canh tại một số địa phương Hà Nội như Quốc Oai, Chương Mỹ... Tuy nhiên do đặc tính sinh học của cua đồng rất khó nhân nuôi nên các mô hình này sau đó không phát triển mạnh.


Đánh bắt cua đồng là nguồn sống của nhiều dân nghèo miền Trung

Vì vậy đến nay, hầu hết cua đồng trên thị trường là cua đánh bắt tự nhiên. Một số địa phương phía Nam, đặc biệt như An Giang hiện mỗi ngày cung cấp hàng chục tấn cua đồng cho thị trường cả nước, thậm chí đã đưa vào nhiều hệ thống siêu thị, phần lớn cũng là nguồn đánh bắt tự nhiên.

Về nguồn giống, do cua đồng rất khó nhân nuôi sinh sản nên hiện nay cũng không có thị trường giống cua đồng. Một số hộ khoanh nuôi quảng canh trên đồng ruộng chỉ có nguồn giống tự nhiên. Tổng cục Thủy sản cũng chưa từng ghi nhận trường hợp nào nhập khẩu giống cua đồng và cả cua đồng thương phẩm từ Trung Quốc về Việt Nam. Vì vậy, một số tờ báo đăng tải thông tin có giống cua “lạ”, nghi giống cua của Trung Quốc là hoàn toàn không có thật.

Về ngoại hình, ông Điền cho biết cua đồng có thể có các loài khác nhau, căn cứ vào điều kiện sống mà có màu sắc khác nhau là rất bình thường. Vì vậy hoàn toàn không có chuyện có cua "lạ” nào ở Việt Nam.

Trong khi đó, trao đổi với NNVN, ông Trần Ngọc Sỹ, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Nam Định, người từng gắn bó lâu năm với chương trình phát triển nuôi cua đồng ở tỉnh này cho biết: Do cua đồng các năm qua rất có giá nên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Nam Định các năm gần đây có tổ chức một số mô hình thử nghiệm nuôi cua đồng thương phẩm thâm canh.

Tuy nhiên do đặc tính sinh học cua đồng rất khó nuôi nên hiện chỉ có một số người khoanh nuôi tự nhiên trong ruộng lúa. Theo đó người dân chỉ bắt cua đồng tự nhiên thả xuống ao, ruộng..., sau 2 - 3 tháng cua đẻ thì bắt cua bố mẹ bán. Vì thế, hoàn toàn không có việc mua bán giống cua đồng hay giống cua đồng của Trung Quốc tại Nam Định.

Cũng theo ông Sỹ, hiện đang là mùa đông, nước đồng ruộng ao hồ bắt đầu cạn, lại không phải là mùa sinh sản của cua đồng nên nguồn cua khá hiếm. “Nam Trực là vùng cao, mùa này đồng ruộng khô cạn, lấy đâu ra cua mà bảo là chỉ cần ra đồng là xúc được cả hàng chục cân mỗi ngày như một số tờ báo đưa tin!?” - ông Sỹ khẳng định.

Vị này cho biết thêm: Giá cua đồng mùa hè do nhu cầu sử dụng nấu canh rất cao nên thường đắt, tới 150 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên do mùa đông nhu cầu nấu canh giảm nên giá cua thường giảm (hiện khoảng 80 - 90 nghìn đồng/kg). Vì vậy không có chuyện như một số tờ báo suy diễn rằng do cua "lạ” xuất hiện đầy đồng khiến giá cua giảm.

Liên quan đến nghi ngờ về cua "lạ” của Trung Quốc, PV NNVN đã liên hệ với anh Quý (Yên Sở, Hoàng Mai, TP Hà Nội), một chủ buôn hàng thủy sản thường xuyên qua Trung Quốc tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết: Cua đồng tiêu thụ ở phía Bắc hiện nay hầu hết có nguồn gốc đánh bắt tự nhiên tại các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... hoặc các tỉnh phía Nam chuyển ra, còn nguồn hàng các tỉnh phía Bắc gần như không đáng kể.

Anh Quý khẳng định: “Hàng thủy sản Trung Quốc nhập về Việt Nam hầu hết chỉ có cá quả, cá trê, cá trắm, ếch..., chứ tôi chưa bao giờ thấy có cua đồng cả. Tôi qua Trung Quốc như đi chợ hàng ngày, cũng đâu có thấy họ buôn bán gì về cua đồng như ở ta đâu?”.

“Với những thông tin kiểu tin đồn liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, dù đúng hay sai thì các cơ quan báo chí cần phải hết sức cân nhắc thận trọng, có xác minh tham khảo của cơ quan quản lí nhà nước, các nhà khoa học trước khi đăng tải, tránh gây hoang mang cho người dân cũng như ảnh hưởng đến SX.

Thời gian vừa qua, nhiều tờ báo đã vội vàng đăng tải nhiều thông tin nhạy cảm về an toàn thực phẩm thiếu sự thật. Về thủy sản gần đây nhất còn có chuyện một số tờ báo bịa đặt nhiều thông tin rất tai hại như ăn cá kèo, cá rô đầu vuông... gây ung thư, bây giờ lại tới chuyện cua đồng Trung Quốc. Chúng tôi sẽ kiên quyết có kiến nghị với cơ quan quản lí báo chí xử lí, không để tái diễn tình trạng này.” - Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm