| Hotline: 0983.970.780

Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng - Cao Bằng: Lơ là chống dịch!

Thứ Năm 11/04/2013 , 09:32 (GMT+7)

Hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu trên tuyến đường lên Cửa khẩu Tà Lùng (huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng) không ào ạt như tuyến đường lên cửa khẩu Trà Lĩnh. Tuy vậy, cách kiểm dịch tại Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng khiến nhiều người lo lắng.

Hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu trên tuyến đường lên Cửa khẩu Tà Lùng (huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng) không ào ạt như tuyến đường lên cửa khẩu Trà Lĩnh. Tuy vậy, cách kiểm dịch tại Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng khiến nhiều người lo lắng.

Kiểm dịch “ba không”

Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng nhộn nhịp người và hàng hóa xuất nhập cảnh. Điều đáng nói, với số lượng lớn phương tiện vận chuyển từ Trung Quốc sang nhưng hệ thống phun thuốc khử trùng tự động lại không hề hoạt động. Ông Phạm Anh Tùng (Trạm trưởng Trạm kiểm soát liên hợp Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng) cho biết, cột phun thuốc khử trùng đặt ở vị trí bất hợp lý chẳng những không được sử dụng mà còn làm mất mỹ quan, gây cản trở đối với người và phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu. Cột khử trùng này lẽ ra phải được dựng ở vị trí đầu tiên khi các phương tiện bên kia đi vào cửa khẩu thì lại đặt chình ình, lùi sâu vào đất liền, chỉ để “dọa” dịch, để chụp ảnh chứ không thể sử dụng. Cột phun khử trùng tự động đã vậy, các phương tiện phun thủ công từ lâu cũng đã bị bỏ mặc. Ông Nông Thế Lai (cán bộ kiểm dịch Y tế tại Cửa khẩu Tà Lùng) thừa nhận, súng phun thủ công bị hỏng nên lâu rồi chúng tôi chưa phun.


Hoạt động vận chuyển gia cầm về thành phố Cao Bằng vẫn ùn ùn vào rạng sáng

Về việc đo thân nhiệt đối với hành khách nhập cảnh, ông Lai cho biết, máy đo thân nhiệt chỉ dựng ở một bên của lối đi nên không thể đo hết được khách nhập cảnh.

Ông Lai còn khẳng định, vì chưa có sự chỉ đạo thống nhất để phối hợp giữa các thành viên của Trạm kiểm soát liên ngành nên việc đo thân nhiệt hành khách, việc phun thuốc khử trùng sẽ không dễ dàng. Vậy là, cửa kiểm dịch Y tế do ông Lai phụ trách đã kiểm dịch theo kiểu “ba không”, không phun thuốc khử trùng, không đo thân nhiệt cho tất cả hành khách nhập cảnh, không phối hợp để thực hiện kiểm dịch y tế. Do đó, chỉ thực hiện việc kiểm dịch trên hồ sơ tờ khai nhập cảnh rồi làm thủ tục cấp phép.

Tiêu hủy 600 con vịt giống Trung Quốc

Ở một diễn biến khác, Chi cục Thú y tỉnh Cao Bằng đã và đang tăng cường việc lấy mẫu giám sát virus cúm gia cầm tại các chợ khu vực biên giới của tỉnh. Vào sáng 10/4, Đội quản lý thị trường huyện Hà Quảng đã phát hiện và tịch thu của thương lái số lượng 600 con vịt giống Trung Quốc đang được vận chuyển qua biên giới vào Việt Nam. Toàn bộ số vịt trên được giao cho Trạm thú y huyện Hà Quảng thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định vào chiều 10/4.

Chọn giờ cao điểm mà các đối tượng vận chuyển gia cầm nhập lậu thường hoạt động, chúng tôi xuất phát lúc 3 giờ sáng từ thành phố Cao Bằng lên Cửa khẩu Tà Lùng. Như những đêm trước, các đối tượng vận chuyển gia cầm bằng xe máy vẫn ùn ùn chở hàng về thành phố. Dừng tại ngã ba Mã Phục, trong vai những chủ quán “gà Mạnh Hoạch” từ Hà Nội, chúng tôi chọn một quán ăn để thám thính. Chủ quán vui vẻ nhận lời sẽ cung cấp đủ gà, vịt cho chúng tôi tùy theo đơn đặt hàng, loại gì cũng có, bao nhiêu cũng được và mang hàng tới bất cứ đâu. Khi chúng tôi đặt vấn đề về việc bao luật, làm giấy tờ để vận chuyển, chủ quán đã lấy máy điện thoại di động gọi cho một người nào đó.

Sau cuộc điện thoại, chủ quán này cho biết, mỗi cuốc xe máy chở gà vịt về thành phố phải làm luật giá từ 500 đến 1 triệu. “Nó nói, dạo này không bao luật sâu được nên chỉ dám chạy hàng “lột truồng” chứ không chạy hàng có lông nữa. Không làm được giấy tờ, không “nhập tịch” cho gà vịt lậu vào các trang trại trên địa bàn được thì cũng chỉ mang được hàng về đến thành phố chứ không mang đi xa hơn được. Nếu các ông đồng ý thì sẽ thống nhất giá cả qua điện thoại”.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất