| Hotline: 0983.970.780

Cúm A/H7N9 đã... áp sát biên giới!

Thứ Hai 24/02/2014 , 09:59 (GMT+7)

Cúm A/H7N9 đã... áp sát biên giới, cảnh báo được đưa ra tại Hội nghị "Tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở người và sởi” do Bộ Y tế tổ chức sáng ngày 23/2. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị.

*Tuyên truyền để cảnh giác, không phải tẩy chay gia cầm

Cúm A/H7N9 đã... áp sát biên giới, cảnh báo được đưa ra tại Hội nghị "Tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở người và sởi” do Bộ Y tế tổ chức sáng ngày 23/2. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị. 


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị

Căng thẳng, lo lắng!

Cảnh báo nguy cơ dịch cúm gia cầm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân trong thời gian tới lại một lần nữa nóng lên trong phòng họp của Bộ Y tế. Khuôn mặt của các thành viên tham dự trở nên căng thẳng và lo lắng hơn khi ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cung cấp những thông tin được cập nhật mới nhất.

Tính đến hết ngày 22/2, Trung Quốc đã có 360 trường hợp mắc cúm A/H7N9 (cao hơn cả số tích lũy cúm A/H7N9 của cả năm 2013), trong đó 67 trường hợp tử vong. Virus cúm này đã lan tới các tỉnh biên giới của Việt Nam.

Dù đã tiến hành xét nghiệm gần 5.700 mẫu bệnh phẩm nghi ngờ cúm A/H7N9 nhưng chưa phát hiện bệnh nhân mang chủng virus cúm độc hại này. Tuy nhiên, lo ngại dịch cúm A/H7N9 sẽ xâm nhập và bùng phát thành dịch trong thời gian tới rất dễ xảy ra bởi nước ta có đường biên giới dài và sự giao lưu thương mại thường xuyên giữa hai nước. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đưa ra nhận định: Hiện nay, tại chợ gia cầm ở Trung Quốc, tỷ lệ mẫu gà dương tính với virus cúm A/H7N9 nhiều hơn các loài khác. Đồng thời nhiều mẫu môi trường cũng phát hiện thấy virus cúm này. Vì vậy, nguy cơ virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Một số nghiên cứu về việc vận chuyển gà loại thải ở Trung Quốc cho thấy, nhiều gà loại thải vận chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam để đưa vào tỉnh Quảng Tây, Vân Nam đã qua nhiều tỉnh có virus cúm A/H7N9. Virus cúm này đã được phát hiện trên gia cầm và người ở ngay tỉnh Quảng Tây giáp với 4 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Nguy hiểm hơn cả, virus cúm A/H7N9 không gây bệnh lâm sàng trên gia cầm và hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh nên gây rất nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, giám sát virus và ứng phó.

Thứ trưởng Tám còn chia sẻ, ngay tuần trước, ông dẫn đầu đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại một số địa phương có cửa khẩu biên giới thì thấy, có địa phương đón hàng ngàn khách du lịch, thương gia đến tham quan mỗi ngày nhưng lại không có nổi một chiếc máy đo thân nhiệt để hạn chế sự xâm nhập virus cúm qua môi trường.

Như tại tỉnh Lạng Sơn có 3 máy đo thân nhiệt nhưng tập trung ở cửa khẩu lớn, còn những cửa ngách nhỏ thì không có. Tỉnh Quảng Ninh có 1 máy nhưng có từ thời chống dịch Sars (từ hơn 10 năm trước) nên hiệu quả không cao. Hay như ở Móng Cái, trung bình mỗi ngày đón từ 3.000-4.000 lượt khách du lịch đến từ nhiều nước nhưng lại không có chiếc máy đo thân nhiệt nào cả.

Riêng với chủng virus cúm A/H5N1 đã khiến 2 người ở Bình Phước và Đồng Tháp tử vong, đại diện Bộ NN-PTNT cho hay, các ổ dịch có thể vẫn xuất hiện rải rác, nhỏ lẻ ở nhiều địa phương, nhất là những đàn thủy cầm mới, chưa có miễn dịch.

Mặt khác, kết quả giám sát tại các chợ buôn bán gia cầm sống thấy tỷ lệ lưu hành virus H5N1 là rất cao (có chợ trên 61%). Ngoài ra, virus cúm H5N1 cũng tồn lưu trong môi trường, đàn chim hoang, chim di trú. “Đây chính là những nguy cơ chủ yếu phát sinh dịch bệnh rất lớn trong thời gian tới” - Thứ trưởng Tám cảnh báo.

Phải kiểm dịch tại gốc

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ xuất hiện dịch, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho hay, do virus này không có biểu hiện lâm sàng nên việc lấy mẫu tại các chợ buôn bán gia cầm để xét nghiệm phát hiện sớm virus là rất quan trọng.

Vì vậy, Bộ sẽ nâng tần suất lấy mẫu 2 lần/tuần (trước đây 2 tuần/lần) để đẩy mạnh công tác giám sát. Đồng thời chỉ đạo các địa phương đóng cửa ít nhất một ngày trong tháng đối với chợ có buôn bán gia cầm sống để tiến hành tiêu độc khử trùng. Còn với chợ có sản phẩm gia cầm cùng nhiều mặt hàng khác thì phải có khu vực riêng biệt.


Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết cách phòng chống virus cúm từ chính gia cầm có bệnh

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc; tuyên truyền để người dân không tham gia buôn bán, vận chuyện gia cầm lậu qua biên giới và sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Nhất là khi phát hiện có virus cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, phải báo ngay cho Bộ NN-PTNT. Đồng thời tổ chức các biện pháp xử lý triệt để, không để virus phát tán trên diện rộng, trong đó tạm dừng buôn bán gia cầm sống ở chợ có phát hiện virus từ 7-10 ngày để tiêu độc khử trùng.

“Dịch cúm vẫn nằm trong vòng kiểm soát và VN vẫn đủ vacxin tiêm phòng cho gia cầm. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chứ không phải lo sợ, tẩy chay gia cầm, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi” - lãnh đạo ngành nông nghiệp khuyến cáo.

Về công tác giám sát và điều trị bệnh nhân mắc virus cúm A/H7N9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu ngành đẩy mạnh giám sát dịch bệnh, tổ chức kiểm dịch y tế chặt chẽ tại các cửa khẩu. Bên cạnh đó tăng cường giám sát trọng điểm, mở rộng các trường hợp giám sát bao gồm những bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng do virus.

Bộ trưởng đề nghị Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương bổ sung kinh phí mua máy và sớm sửa chữa máy hỏng. Đặc biệt, trong tuần này, Bộ Y tế sẽ thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra ở các tỉnh có đường bộ, đường không có lưu lượng người qua nhiều và phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra về công tác giám sát phòng chống dịch cúm A/H7N9.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng chống cúm gia cầm như không kinh doanh, sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, môi trường thường xuyên để phòng bệnh. Tuy nhiên người dân không quá hoang mang trước dịch bệnh, vẫn có thể sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc và đã được kiểm dịch của thú y.

Không nên tẩy chay thịt gia cầm

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương khẩn trương củng cố lại hệ thống trang thiết bị, máy đo thân nhiệt tại các cửa khẩu. Những địa phương chưa có máy hoặc máy bị hỏng cần khẩn trương mua sắm, khắc phục từ nguồn kinh phí phòng chống dịch của địa phương.

Trước đề xuất của Bộ Y tế thành lập Ủy ban Phòng chống cúm gia cầm quốc gia, Phó Thủ tướng cho rằng, chỉ nên thành lập khi thực sự cần thiết bởi sẽ bị chồng chéo với nhiều Ban chỉ đạo khác. Và quan trọng nhất lúc này chính là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp để phòng chống dịch cúm bùng phát.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng đồng tình quan điểm của ngành nông nghiệp: tuyên truyền mạnh để người dân cảnh giác, biết cách phòng nhiễm virus cúm từ gia cầm chứ không phải khiến người dân tẩy chay thịt gia cầm, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm