| Hotline: 0983.970.780

Cụm, tuyến dân cư vượt lũ: Gần triệu hộ an cư

Thứ Ba 03/11/2009 , 10:39 (GMT+7)

Chương trình cụm tuyến dân cư (CTDC) vượt lũ sau gần 15 năm triền khai đã cơ bản đã giải quyết được bài toán sống chung với lũ ở ĐBSCL. Từ đó, dần hình thành nên những làng nông thôn kiểu mới.

* Những ngôi làng kiểu mới

Từ khi có chợ trong CDC người dân Mỹ Lâm không còn tụ tập bán trên quốc lộ

Chương trình cụm tuyến dân cư (CTDC) vượt lũ sau gần 15 năm triền khai đã cơ bản đã giải quyết được bài toán sống chung với lũ ở ĐBSCL. Từ đó, dần hình thành nên những làng nông thôn kiểu mới. 

Theo nhiều người dân, trước đây khi chưa có các CTDC, mỗi năm lũ đến lại nơm nớp. Người thì dọn nhà lên đê ở, người thì gom đồ vật có giá trị lên xuồng sống lênh đênh hoặc làm gác sống cheo leo. Giờ đây, nhiều CTDC đang dần hình thành những làng dân cư kiểu mới với đầy đủ điện, đường, trường, trạm…Nhà cửa được xây dựng kiên cố mọc san sát nhau, hàng quán, chợ búa cũng phát triển theo không những phục vụ nhu cầu người dân trong các CDC, TDC mà còn cho cả những hộ dân sống lân cận.

Tìm đến Nam Thái Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang) một xã nằm giữa vùng rốn lũ của Tứ giác Long Xuyên chúng tôi thấy rõ sự an tâm của những người dân. Giữa mênh mông nước, TDC dài hơn 16km này giống như một đường kẻ thẳng tắp trải mình trên tờ giấy trắng. Ông Phạm Văn Nam – Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thái Sơn cho biết, việc đầu tư xây dựng TDC đã giải quyết được nhu cầu đất ở cho hàng ngàn hộ dân, nhất là đối với những hộ nghèo khó khăn về chỗ ở. Bây giờ người dân được sống trong giữa hai con đê vững trãi, nếu gặp mưa lũ nước dân cao thì chỉ cần khởi động hệ thống bơm điện để rút nước ra là xong.

Tận dụng hai tuyến đê này, người dân góp sức cùng chính quyền làm đường giao thông, bất kể mùa mưa nắng ôtô vẫn có thể bon bon chạy vào tận trụ sở xã. Ông Đào Văn Sỹ, một hộ dân đang sống trong tuyến cư xã Nam Thái Sơn tâm sự: “Gia đình tôi đã vào TDC này ở được mấy năm nay. Nhờ không phải lo chạy lũ như trước nên cuộc sống vợ chồng tôi khá ổn định, con cái được học hành”. Một số người dân cho biết thêm, được vào đây vừa có chỗ ở an toàn, vừa có ruộng, vườn (mỗi lô trong TDC được quy hoạch ngang 20m, dài 70m) có thể chăn nuôi, làm rẫy ngay trong mùa nước lũ.

Trước khi vào sống trong các CDC, TDC, nhiều người không có nổi “cục đất chọi chim”. Vậy mà nay đã có nhà cửa đàng hoàng. Vợ chồng anh Trương Văn Điền, ở khu dân cư xã Mỹ Lâm (Hòn Đất, Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập khá ổn định từ tiệm tạp hóa tâm sự: “Khi ra riêng vợ chồng tôi không có ruộng đất để canh tác vì gia đình hai bên đều nghèo. Cuộc sống gia đình chủ yếu dự vào số tiền công tôi làm ngư phủ cho các chủ tàu trong xóm, lao động vất vả mà thu nhập lại bấp bênh".

Ông Ngô Phong Phú – Chủ tịch UBND xã Mỹ Lâm cho biết, toàn CDC của xã có 60 nền nhà đều đã được bố trí dân vào ở. Người có điều kiện thì buôn bán, số còn lại thì đi làm một số nghề phổ thông như xẻ khô cho các NM. Việc xây dựng CDC không chỉ giúp xã giải quyết được bài toán về chỗ ở cho dân nghèo mà còn giải quyết được nạn họp chợ trên quốc lộ. Trong CDC có quy hoạch xây dựng chợ nên một số bà con đã vào bán, không còn tụ tập buôn bán trên ngoài lề đường.

Ông Nguyễn Ngọc Lân – PGĐ TT Quy hoạch đô thị và nông thôn (Sở Xây dựng Kiên Giang) cho biết, giai đoạn 1 Kiên Giang được Chính phủ đầu tư xây dựng 4 TDC (tuyến đê bao) và 73 CDC. Đến nay đã hoàn thành xây nhà và bố trí được 6.873 hộ dân vào ở. Nhiều công trình phụ trợ khác cũng đã hoàn thành như chợ (23 chợ), trạm cấp nước, điện…Các địa phương không còn phải tốn kinh phí để di dời, hỗ trợ người dân mỗi khi mùa lũ về như trước nữa. Hiện tỉnh đang tập trung triển khai xây dựng thêm 7 CDC và 4 TDC giai đoạn 2. Dự kiến khi hoàn thành sẽ bố trí 3.530 hộ dân vào ở, trong đó có 2.420 hộ nghèo được di dời vào ở và 1.110 hộ mua nền sinh lợi để buôn bán tại các chợ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm