| Hotline: 0983.970.780

Cung bậc sông Đà

Thứ Sáu 12/02/2010 , 08:41 (GMT+7)

Con sông Đà vừa hùng vĩ, vừa nên thơ: “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Dòng sông hung bạo “đầy đá nổi, đá chìm và thác dữ” ấy bây giờ đã đánh thức cả núi rừng Tây Bắc với ánh điện bừng sáng từ đại công trình hồ thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La và mai này là công trình thuỷ điện Lai Châu.

Con sông Đà vừa hùng vĩ, vừa nên thơ: “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Dòng sông hung bạo “đầy đá nổi, đá chìm và thác dữ” ấy bây giờ đã đánh thức cả núi rừng Tây Bắc với ánh điện bừng sáng từ đại công trình hồ thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La và mai này là công trình thuỷ điện Lai Châu.

Hoà Bình- khúc khởi đầu của dòng sông than trắng

Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân, dòng sông Đà gắn bó với miền đất và con người Tây Bắc. Sự hung bạo của sông Đà “như thử thách sức mạnh, sự mưu trí của người lái đò sông Đà”- qua tuỳ bút của nhà văn. Cuộc ngược dòng sông Đà qua áng tuỳ bút nổi tiếng của cụ Nguyễn cũng là thông tin đáng giá ngàn vàng cho công cuộc chinh phục sông Đà thác lũ, khai thác dòng vàng trắng cho đất nước Việt Nam mai sau.

Ngược dòng thời gian 40 năm về trước, cùng người lái đò- nhà văn Nguyễn Tuân ngược sông Đà lên tận tỉnh Lai Châu, ngày nay chúng ta ngược dòng sông để giải bài toán thuỷ điện theo cung bậc sông Đà. Sông Đà là nhánh lớn, thuộc hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi Nguỵ Sơn, tỉnh Vân Nam- Trung Quốc. Sông dài 980km, phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam 540km. Tiềm năng thuỷ điện sông Đà chiếm gần 50% trữ năng kinh tế kỹ thuật thuỷ điện cả nước, chính là nơi quần tụ của các nhà máy thuỷ điện lớn mang tầm cỡ khu vực.

Về với huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là nơi đầu nguồn sông Đà đổ vào Việt Nam, bên kia biên giới, phía thượng nguồn từ núi Nguỵ Sơn chảy qua tỉnh Vân Nam là dòng sông mang tên Lý Tiên. Chỉ có 440km thượng nguồn nhưng bên nước bạn đã có 11 công trình thuỷ điện, trong đó có 3 công trình trên dòng chính là Jupudu, Gelanlan và Tukahe nằm gần biên giới, trong đó công trình Tukahe chỉ cách biên giới Việt- Trung 13km.

Để khai thác hiệu quả “dòng vàng trắng” sông Đà, góp phần giảm lũ lụt, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng, từ năm 1960, sau chiến thắng Điện Biên 4 năm, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo, nghiên cứu quy hoạch sông Đà. Nhưng vì chiến tranh, cung bậc thuỷ điện sông Đà còn để ngỏ. Năm 1979 cũng lại sau 4 năm thống nhất nước nhà, sức mạnh Việt Nam đã bừng lên với công trình thuỷ điện Hoà Bình. Ngày ấy, những trang lứa vừa xẻ dọc Trường Sơn thắng Mỹ trở về đã trở thành người lính thợ trên công trình thuỷ điện. Để rồi 16 năm sau- 1994 hồ thuỷ điện Hoà Bình với chiều dài đập 734m, chiều cao đập 128m, dung tích hồ chứa trên 9,45 tỷ m3 nước được khánh thành, làm bừng sáng sông Đà.

Hồ Hoà Bình chính là cung bậc thuỷ điện thứ nhất trên sông Đà chiếm 1/3 sản lượng điện của Việt Nam, là 1 trong 10 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới . Để có công trình này, 4.596 hộ dân với gần 19 ngàn nhân khẩu của tỉnh Hoà Bình đã phải di cư đến nơi ở mới, một cuộc di dân khổng lồ trong lịch sử Việt Nam.

Thuỷ điện Sơn La - cuộc di dân vắt qua 2 thế kỷ

Nếu như thuỷ điện Hoà Bình từng được mệnh danh là “công trình của thế kỷ XX”, thì thuỷ điện Sơn La là “công trình của thế kỷ XXI”. Sau hồ Hoà Bình 11 năm, trên sông Đà tại thung lũng Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã ngăn sông xây hồ thuỷ điện Sơn La. Hồ có dung tích 9,26 tỷ m3, công suất 2.4000 MW, điện lượng gấp 1,25 lần thuỷ điện Hoà Bình. Sơn La trở thành công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á, đó là cung bậc thứ 2 của thuỷ điện sông Đà. Dự kiến tổ máy đầu tiên sẽ hoạt động vào năm 2010 và hoàn thành cả nhà máy vào cuối năm 2012. 

Vượt sông Đà tìm đất di dân cho thuỷ điện Lai Châu

Việc di dân tái định cư của dự án thủy điện Sơn La lan ra 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Tính đến năm 2010, số hộ phải di chuyển khoảng 18 nghìn hộ, lớn gấp nhiều lần cuộc di dân hồ thuỷ điện Hoà Bình. Mục tiêu đặt ra cho cuộc đại di dân vắt qua hai thế kỷ là phải bảo đảm cho dân có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ, đặc biệt là về điều kiện sản xuất, bảo đảm sự phát triển bền vững. Trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước dự án thuỷ điện Sơn La, tháng 4/2009 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cam kết không để thiếu vốn và sẽ hoàn thành di dân trước tháng 7/2010. Một tháng sau sự kiện trên, chúng tôi có dịp dự lễ hoàn thành công việc di dân lòng hồ Sơn La của tỉnh Lai Châu.

Sau lễ mừng công này, công việc di dân của tỉnh Sơn La và Điện Biên cũng đang gấp rút. Vốn giải ngân cho công tác di dân được đáp ứng kịp thời. Đến nay Sơn La đã di chuyển được 11.204/12.479 hộ ra khỏi vùng lòng hồ.

Từ Sơn La, chúng tôi đến Điện Biên, giữa tháng 11/2009 huyện Tủa Chùa tổ chức đợt di dân cuối cùng. Đợt này có 46 hộ dân của bốn bản, đến điểm tái định cư ở Huổi Thảng. Ông Lò Văn Yến ở bản Pác Na 1 cho biết: “Gia đình tôi có 10 người, từ lâu có mong ước tách hộ cho vợ chồng con trai cả, nhưng không có tiền nay nhờ dự án di dân, được nhận tiền đợt 1 hơn 200 triệu đồng, đủ tiền tách hộ cho con ở riêng. Tết này trên quê mới gia đình tôi sẽ đón xuân khác hẳn những mùa xuân trước”.

 

trên cùng của cung bậc

Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Canh Dần, nhưng từ ngày 8/1/2010 đoàn công tác liên ngành Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ NN–PTNT Cao Đức Phát đã lên làm việc và chúc Tết cán bộ nhân dân tỉnh Lai Châu, nơi có dự án thuỷ điện Lai Châu chuẩn bị khởi công trong năm 2010, bậc thang cuối cùng của thuỷ điện sông Đà.

Theo Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, công trình thuỷ điện Lai Châu đã được tính toán đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam và Mỹ. Viện Vật lý địa cầu đã đánh giá độ nguy hiểm động đất để phục vụ thiết kế đập nước. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy khu vực thuỷ điện Lai Châu có cấp động đất cực đại cấp 9 (động đất cực đại được xác định với chu kỳ 10.000 năm). Trong trường hợp xấu nhất các công trình thượng lưu bên phía Trung Quốc đồng loạt xả xuống hạ lưu, thủy điện Lai Châu vẫn vận hành an toàn. Rủi có vỡ đập thủy điện Lai Châu thì thủy điện Sơn La, Hoà Bình phía dưới vẫn “vô tư”.

Bản Pôlếch của 28 gia đình dân tộc Cống ở xã Can Hồ sẽ di dân về xã Nậm Khang

Ông Lại Thế Hà, Trưởng đoàn Quy hoạch tổng thể bồi thường, hỗ trợ và di dân tái định cư công trình thuỷ điện Lai Châu (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp) kể với chúng tôi những tháng ngày vất vả ngược sông Đà, cắt rừng, leo núi tìm đất di dân. Theo đó cuộc di dân này không dàn trải mà tập trung vào huyện Mường Tè với 8 xã Nậm Hàng, Mường Mô, Can Hồ, Bum Tở, Nậm Khao, Mù Cả, thị trấn Mường Tè và xã Mường Tè, trong đó xã Mường Mô có số dân di cư nhiều nhất là 574 hộ với 2.448 khẩu.

Do các hộ di dân đều thuần nông, lại là đồng bào dân tộc ít người và là đối tượng xã nghèo 135, tỷ lệ đói nghèo ở các xã ở mức cao từ 50- 60%, hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu kém, giao thông đi lại khó khăn vì thế các điểm tái định cư phải đầu tư toàn bộ. Đoàn Quy hoạch đã khảo sát chọn địa điểm ở 7 xã và thị trấn Mường Tè để tái định cư.

Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, ông Lý Anh Hừ- người dân tộc Hà Nhì cho biết, Tết này 150 hộ ở xã Nậm Hàng ăn cái Tết cuối cùng ở quê cũ. Sang xuân bà con sẽ chuyển đến nơi ở mới xen cư với các bản cũ ở Nậm Hàng để nhường đất cho mặt bằng công trình thuỷ điện Lai Châu.

“Sông Đà, sông Đà, ta vang tiếng hát ca”... Cung bậc sông Đà, nguồn than trắng vô biên đã ngân lên từ thuỷ điện Hoà Bình qua thủy điện Sơn La, sang xuân này lại vang tiếp bài ca trên công trình thuỷ điện Lai Châu.

Công trình thuỷ điện Lai Châu dự kiến khởi công năm 2010 đặt tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Hồ thuỷ điện có dung tích 1,215 triệu m3, công suất lắp máy 1.200 MW, lượng điện bình quân mỗi năm 4.704 triệu kWh. Tổng mức đầu tư sơ bộ 32.568 tỷ đồng. Có 1.760 hộ với 7.805 nhân khẩu thuộc 10 xã phải di dời. 

Lai Châu- bậc thang 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm