| Hotline: 0983.970.780

Cung cấp nhiều dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân

Thứ Năm 18/07/2019 , 15:17 (GMT+7)

Các ngư dân sẽ được cung cấp nhiều dịch vụ hậu cần trên biển như lương thực, thực phẩm, sửa chữa tàu thuyền hư hỏng với giá bằng đất liền.

Chiều 18/7, tại Hà Nội, Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam cùng Cty TNHH MTV dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông (Cty Biển Đông) ký kết thỏa thuận chương trình phúc lợi cho các đoàn viên.

Ký kết hợp tác chương trình phúc lợi cho đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá.

Ông Lưu Quốc Vinh, Giám đốc Cty Biển Đông cho biết, hiện nay ngư dân đang đối mặt với nhiều thách thức, hiểm nguy thiên tai rình rập, ngư trường cạn kiệt. Chi phí đầu tư cho sản xuất, đặc biệt là đánh bắt xa bờ ngày càng lớn. Đặc biệt là mối nguy từ an ninh – quốc phòng khi thường xuyên bị tàu của Trung Quốc đâm va, gây tai nạn.

Theo nội dung ký kết, hai đơn vị sẽ phối hợp tuyên truyền cho các ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố có biển, sử dụng các dịch vụ ưu đãi. Cty Biển Đông hiện cung cấp 12 dịch vụ hậu cần cả ven biển lẫn xa bờ. Theo đó, ngư dân sẽ được cung cấp nước ngọt miễn phí, cung cấp lương thực – thực phẩm ngay trên biển với giá bằng đất liền.

Khi tàu thuyền gặp sự cố, ngư dân sẽ được hỗ trợ sửa chữa ngay trên biển với giá như trên bờ. Ngoài ra, khi có nhu cầu vận chuyển, bốc xếp hàng hóa tại cầu cảng, doanh nghiệp này cũng sẽ cung ứng với giá cả thỏa thuận.

Tàu hậu cần cung cấp nhu yếu phẩm cho tàu cá ngay trên biển. Ảnh: Cty Biển Đông. 

Ông Vũ Xuân Thủy, Chủ tịch công đoàn NN-PTNT chia sẻ, đây là việc làm rất ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm lớn với ngư dân, nhất là với những người đánh bắt trên biển, xa bờ.

Ông Thủy đề nghị các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ, làm sao hỗ trợ tối đa ngư dân. Từ đó, khai thác bền vững giá trị kinh tế biển. Đồng thời, tiếp sức cho người dân vươn khơi, chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tính đến hết tháng 6/2019, cả nước có 81 nghiệp đoàn nghề cá cơ sở tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển. Có 18.214 đoàn viên với 4.483 tàu cá khai thác hải sản xa bờ.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm