| Hotline: 0983.970.780

Củng cố, phát triển Tổ chức Hợp tác dùng nước

Thứ Sáu 12/09/2014 , 09:20 (GMT+7)

Bài này đánh giá hiệu quả hoạt động của các Tổ chức HTDN tiêu biểu và phân tích những tồn tại làm cơ sở để đề xuất các giải pháp củng cố, phát triển Tổ chức HTDN./ Tổ chức Hợp tác dùng nước trong quản lý khai thác thủy lợi

1. Hiệu quả hoạt động của Tổ chức HTDN tiêu biểu

a) Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ

Hầu hết các Tổ chức HTDN đều có các hoạt động kinh doanh khác ngoài dịch vụ tưới tiêu. Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, tổ chức HTDN cung cấp các dịch vụ tưới tiêu, BVTV, cung ứng giống, phân bón, khuyến nông, làm đất, ứng dụng tiến bộ KHKT, tín dụng nội bộ, mua bán xăng dầu, cấp nước sinh hoạt, thu gom rác thải, khác thác quản lý chợ, điện nông thôn… Trong đó, tập trung nhiều nhất là dịch vụ tưới tiêu, BVTV, cung ứng vật tư, khuyến nông, làm đất.

Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Hồng là nơi các tổ chức cung cấp nhiều dịch vụ nhất, từ 5 - 6 dịch vụ. Các tổ chức ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ tưới tiêu.

b) Kết quả SXKD giai đoạn 2010 - 2013

Tổ chức HTDN vùng Đông Nam bộ có mức thu nhập bình quân vừa đủ trang trải các chi phí, trong khi tổ chức tiêu biểu ở các vùng còn lại hầu hết hoạt động đều có lãi. Lãi ròng bình quân của Tổ chức HTDN ở Bắc Trung bộ cao nhất, do các dịch vụ cung cấp vật tư, phân bón khá hiệu quả.

Điển hình, HTX dịch vụ Quang Trung, Trung Lương (Hà Tĩnh) có doanh thu bình quân hàng năm từ 1,6 - 3 tỷ đồng, lãi bình quân hằng năm từ 200 triệu đến trên 1 tỷ đồng, nhờ các hoạt động cung cấp vật tư, tín dụng nội bộ và tưới tiêu.

Duyên hải Nam Trung bộ là vùng có các Tổ chức HTDN hoạt động tương đối hiệu quả, có lãi ròng bình quân 275 triệu đồng/năm. Tổ chức HTDN vùng này có nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhất. Các mô hình hoạt động hiệu quả như HTXNN Hòa Quang Nam (Phú Yên), doanh thu bình quân 26 tỷ đồng/năm, lãi ròng khoảng 500 triệu đồng nhờ các hoạt động kinh doanh VTNN, xăng dầu, nước sạch, dịch vụ tín dụng nội bộ, tưới tiêu. HTXNN Hòa Phong (Phú Yên) cũng có doanh thu bình quân khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Một số Tổ chức HTDN ở đồng bằng sông Hồng hoạt động cũng rất hiệu quả. Cụ thể như HTXNN Song An (Thái Bình), HTXNN Minh Tân (Nam Định), HTXNN Bạch Sam (Hưng Yên), HTXNN Đồng Hóa (Hà Nam) có lãi ròng từ 300 - 500 triệu đồng/năm...

Một số Tổ chức HTDN ở đồng bằng sông Cửu Long hoạt động hiệu quả như HTXNN Thiên Long, Trạm bơm điện phường III, Vị Thanh (Hậu Giang), HTXNN Tiên Tiến (Bạc Liêu) có lãi ròng từ 150 - 500 triệu đồng/năm, doanh thu bình quân 500 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng/năm từ các dịch vụ tưới tiêu, cung ứng phân bón, lúa giống...

Từ kết quả khảo sát thấy rằng các mô hình Tổ chức HTDN tiêu biểu, hoạt động có hiệu quả ở các vùng đều gắn với việc cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, ít nhất từ 2 trở lên. Các hoạt động cung ứng vật tư, tín dụng nội bộ, kinh doanh điện, nước sinh hoạt đem lại lợi nhuận lớn.

Kết quả khảo sát cho thấy thủy lợi phí bình quân chiếm 76% doanh thu. Cao nhất ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ với tỷ lệ trên 90%. Bắc Trung bộ là vùng có tỷ lệ thấp nhất, 47%. Tỷ lệ thủy lợi phí so với doanh thu tỷ lệ nghịch với lãi ròng của các Tổ chức HTDN.

2. Những khó khăn, tồn tại

Bên cạnh những mô hình hoạt động có hiệu quả, nhiều Tổ chức HTDN còn gặp khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Hoạt động của cácTổ chức HTDN còn một số vấn đề tồn tại, cần khắc phục, như:

a) Do tính chất đặc thù nên loại hình Tổ chức HTDN đa dạng, khó áp dụng một cách đồng bộ cơ chế, chính sách hiện hành trong quản lý KTCTTL vì ứng với mỗi loại hình tổ chức sẽ có thể chế khác nhau.

b) Công tác củng cố và phát triển các Tổ chức HTDN chưa được thực hiện tốt ở nhiều địa phương, phổ biến ở vùng miền núi, có địa hình chia cắt CTTL hầu hết là nhỏ lẻ, phân tán (Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn…). Nhiều tỉnh có mô hình hoạt động chưa hiệu quả (Điện Biên, Bắc Ninh, Sơn La, Quảng Bình, TT - Huế…).

c) Những Tổ chức HTDN chưa hoàn chỉnh (không có tư cách pháp nhân, tài khoản, con dấu) có hoạt động khó khăn, kém hiệu quả xuất phát từ việc khó triển khai, quản lý và sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí.

d) Thu nhập người tham gia quản lý, vận hành KTCTTL thấp.Thiếu nguồn kinh phí trang trải cho hoạt động của Tổ chức HTDN, bao gồm bảo dưỡng, nạo vét kênh mương, tiền công dẫn nước. Điều này làm cho công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng và không phát huy hiệu quả theo thiết kế. Nhiều Tổ chức HTDN bị suy yếu.

đ) Mối quan hệ giữa các Tổ chức HTDN với chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn chưa chặt chẽ. Do đó, chưa phát huy được vai trò cũng như hiệu quả của các Tổ chức này trong quản lý KTCTTL.

3. Một số giải pháp củng cố, phát triển Tổ chức HTDN

3.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

- Hoàn thiện, củng cố chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo cho các HTX, Tổ hợp tác để nâng cao năng lực, nhận thức trong công tác thuỷ lợi.

3.2. Về áp dụng mô hình Tổ chức HTDN

- Hoàn thiện thể chế để củng cố, phát triển các tổ chức thủy nông cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, phát huy vai trò người dân trong quản lý KTCTTL.

- Trong thời gian tới, củng cố hoạt động của các Tổ chức HTDN phù hợp với vùng, miền, theo định hướng như sau:

+ Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và những nơi có mô hình HTXNN đang hoạt động: Thực hiện củng cố, phát huy mô hình HTXNN tổng hợp đa dịch vụ, trong đó có làm dịch vụ thuỷ lợi.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác quản lý KTCTTL, phát huy mô hình Tổ chức hợp tác và tư nhân hoạt động quản lý KTCTTL, bơm tưới, tiêu phục vụ SX theo cơ chế thị trường.

+ Miền núi, Tây Nguyên: Hỗ trợ mô hình Tổ hợp tác có tham gia của cộng đồng gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương. Khuyến khích tư nhân, hộ gia đình có đủ năng lực nhận khoán quản lý KTCTTL.

3.3. Về cơ chế, phương thức hoạt động của Tổ chức HTDN

a) Thực hiện phân cấp, chuyển giao quyền quản lý KTCTTL theo Thông tư số 65/2009/TT-NNPTNT. Tổ chức HTDN được giao quyền tự chủ trong quản lý, vận hành và tài chính dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn ở địa phương. Sau khi phân cấp, chính quyền, cơ quan chuyên môn có hướng dẫn và hỗ trợ về cơ chế hoạt động và kỹ thuật chuyên môn.

b) Hoàn thiện thể chế, chính sách để triển khai áp dụng phương thức đặt hàng, đấu thầu nhiệm vụ quản lý KTCTTL ở những nơi có đủ điều kiện, theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

3.4. Cơ chế, chính sách

a) Ngoài những chính sách đã có cần đề xuất, ban hành chính sách đặc thù, phù hợp với từng loại tổ chức, vùng, miền, hỗ trợ cho các loại hình tổ chức quản lý thủy nông cơ sở:

- Chính sách hỗ trợ để thành lập, củng cố và ổn định tổ chức, đào tạo kiến thức cho cán bộ quản lý và thành viên Tổ chức HTDN;

- Hỗ trợ tổ chức thủy nông cơ sở mở rộng khả năng cung cấp các dịch vụ khác ngoài dịch vụ tưới tiêu, như cung cấp nước sạch, cung cấp dịch vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, xây dựng nhà lưới, nhà kính.

- Hỗ trợ thiết bị, công nghệ để chế tạo cấu kiện cho kiên cố hóa kênh mương…

- Hỗ trợ lồng ghép hoạt động của tổ chức thủy nông cơ sở với các hoạt động cung ứng dịch vụ đầu vào cho SX, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, liên kết nông dân với các tổ chức kinh tế, xã hội (nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - ngân hàng - nhà nước) theo hướng hợp tác cùng có lợi, tăng giá trị chuỗi sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

b) Chính sách thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng theo quy mô canh tác tiên tiến, gắn với san phẳng, cải tạo đồng ruộng, kết hợp với giao thông nội đồng để đẩy mạnh cơ giới hóa, SX, canh tác theo quy mô lớn. Bao gồm:

- Đẩy mạnh nghiên cứu, thiết kế mẫu hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, hướng dẫn thực hiện;

- Ban hành các chính sách hỗ trợ tín dụng, ưu đãi thuế, KHCN cho doanh nghiệp, HTX, tổ chức thủy nông cơ sở SX các cấu kiện, thiết bị công nghệ cho kiên cố hóa kênh mương, nhà lưới, nhà kính...

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm